Đề thi Học sinh giỏi Ngữ văn 10 Nâng cao

Đề thi khối 10
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

TỈNH HẢI DƯƠNG

 

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

   ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10

                        NĂM 2018

                  Thời gian làm bài:180 phút

(Đề thi gồm: 01 trang, 2 câu)

Câu 1 (8,0 điểm)

LỪA VÀ NGỰA.

       Có chú lừa đi cùng một con ngựa trông sang trọng bảnh bao lắm. Trên lưng ngựa chỉ có bộ yên thồ hàng, còn trên lưng lừa lại chồng chất hàng hóa nặng đến mức nó không chịu nổi. Lừa cầu xin ngựa chia sẻ giúp nó một chút gánh nặng nếu không nó sẽ chết gục trước khi tới được thành phố. Nó nói:

    – Cầu xin anh giúp tôi vơi một nửa gánh nặng này, đối với anh cũng chỉ như trò đùa thôi.

     Ngựa ta nghe xong từ chối thẳng thừng, thậm chí còn phì một tràng hơi vào mặt anh bạn đồng hành.

Lừa không chịu thêm được gánh nặng trên vai, nó đã gục ngã. Sau đó, con ngựa đã phải chở toàn bộ số hàng, và còn thêm cả bộ da lừa nữa.

( Ngụ ngôn Laphôngten)

Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện trên?

Câu 2 (12,0 điểm).

     “Có thể xem quá trình sáng tạo là quá trình luyện ngọc. Tác phẩm được hình thành, hình tượng được tạo ra lung linh ánh sáng của ngọc quý. Nhưng nếu tinh ý, ta có thể nhìn thấy máu, thấy nước mắt, thấy niềm vui và nỗi đau của người thợ kì tài”  (Nguyễn Khải).

Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) ý kiến trên, làm sáng tỏ vấn đề qua một vài tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10 Nâng cao

 

 

…………..Hết………….

Họ tên: Đinh Thị Ngọc Vân

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10

 

YÊU CẦU CHUNG

 

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

 YÊU CẦU CỤ THỂ

 Câu 1 (8,0 điểm)

Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

– Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau

  b.Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giới thiệu về sự ích kỉ và chia sẻ trong cuộc sống. 0,5
2 Giải thích ý kiến 2,0
  1.  Giải thích.

– Cắt nghĩa những hình ảnh biểu tượng:

+ Lừa và ngựa đi cùng nhau: những người đồng hành kề vai sát cánh với nhau trong hành trình cuộc đời.

+ Con ngựa sang trọng bảnh bao: con người có cuộc sống nhàn nhã, thảnh thơi.

+ Trên lưng ngựa chỉ có một bộ yên thồ hàng: không phải gánh vác trách nhiệm

+Con lừa với gánh nặng trên lưng: con người với những gánh nặng cần phải gánh vác trong hành trình cuộc đời.

+ Sự chênh lệch giữa hai gánh nặng: trách nhiệm không tương đồng

+ Lời cầu xin của lừa: Mong muốn được chia sẻ gánh nặng để có thể tới đích mà không gục ngã, mong chờ sự giúp đỡ và cũng là phuơng án cuối cùng để vượt qua khó khăn

+ Lời từ chối của ngựa: sự ích kỉ đến lạnh lùng tàn nhẫn, không quan tâm đến an nguy, sống còn của nguời khác.

– Ý nghĩa: Không nên ích kỉ từ chối sự chia sẻ với người khác gánh nặng trên hành trình cuộc đời. Biết chan hòa, yêu thương chia sẻ.

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

3 Lí giải vấn đề 3,0
  – Trên hành trình cuộc đời không ai muốn mình là kẻ độc hành nên cần biết chia sẻ gánh vác trách nhiệm công việc chung để có thể song hành đến cuối hành trình mà không ai phải rời bỏ.

– Mỗi con người có những giới hạn nhất định về khả năng chịu đựng, khi đẩy họ đến tận cùng của giới hạn họ sẽ rời bỏ ta, không coi ta là người đồng hành, ta là nguời thừa.

– Phải chịu hậu qủa thích đáng là sự xa lánh của người khác, khi gặp khó khăn không ai ra tay cứu giúp thậm chí phải chịu gánh nặng của cả mình và nguời khác để lại và phải sống trong day dứt khổ đau.

–  Không chia sẻ là biểu hiện của vô cảm ích kỉ, tàn nhẫn. Biết chia sẻ là người sống biết mình, biết người, vun đắp cho lòng nhân đạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 Bàn luận, mở rộng vấn đề 2,0
  – Mở rộng: Đừng để cái tôi của mình quá lớn. Phải có lòng thương người và tinh thần trách nhiệm.

– Phê phán: Sự ích kỉ, thiếu tinh thành trách nhiệm trong gánh vác công việc chung.

– Không nên cam chịu đến mức gục ngã một mình trước những gánh nặng cuộc đời

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

5 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Cần biết chia sẻ trong công việc và cuộc sống, đây cũng là  xu thế chung của xã hội hôm nay.

0,5

 

 

Câu 2 (12,0 điểm)

Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng một cách xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Công phu sáng tạo của người nghệ sĩ, sức hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật. 1,0
2 Giải thích ý kiến. 2,0
  – Quá trình sáng tạo: Là quá trình nhà văn rung động, suy nghĩ, là khi ý tưởng, cảm hứng đến để rồi hình thành ý đồ sáng tác và thể hiện nó ra bằng tác phẩm.

– Quá trình luyện ngọc: là quá trình làm ra tác phẩm.

– Tác phẩm, hình tượng được tạo ra lung linh ánh sáng của ngọc quý: vẻ đẹp sức hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật.

– Máu: chất làm nên sự sống còn- toàn bộ sự hiểu biết, sự sống của người nghệ sĩ

– Nước mắt, nỗi đau, niềm vui: Những cung bậc cảm xúc phong phú .

– Ý nghĩa: Quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình công phu khó nhọc, chỉ khi người nghệ sĩ đem toàn bộ sự hiểu biết và tâm hồn mình vào tác phẩm thì mới tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật có sức hấp dẫn. Tác phẩm kết tinh tư tưởng và tình cảm của người nghệ sĩ về con người và cuộc đời.

 
3 Bàn luận về ý kiến 3,0
  – Bản chất của lao động nghệ thuật là lao động sáng tạo, đó là lao động tạo ra cái mới. Đây là một quá trình công phu, khó nhọc.

– Lao dộng nghệ thuật có tính chất cá thể. Không ai có thể thay thế người nghệ sĩ trong quá trình làm ra tác phẩm. Khi người nghệ sĩ có cảm hứng hình thành ý đồ thì tác phẩm mới chỉ hình thành ở dạng thai nghén. Để viết được người nghệ sĩ phải huy động vốn sống và sự hiểu biết và thể hiện ra bằng những hình tượng và diễn đạt ra bằng ngôn từ. Người nghệ sĩ là “người phu chữ”.

– Chỉ khi đem toàn bộ sự hiểu biết vào tác phẩm thì mới tạo ra được những hình tượng có ý nghĩa, có sức truyền cảm mãnh liệt khi ấy tác phẩm mới có khả năng tác động to lớn đến con người và cuộc đời.

– Khi nghệ sĩ đem sự sống và tâm hồn mình vào tác phẩm, tác phẩm không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là tấm gương phản chiếu tâm hồn nghệ sĩ.

 
4 Chọn một vài tác phẩm và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. 5,0
  Yêu cầu thí sinh chọn dẫn chứng  phù hợp và phân tích để làm rõ các phương diện sau đây:

– Những hình tượng nghệ thuật được khắc họa bằng sự hiểu biết, tình cảm thôi thúc mãnh liệt, thể hiện sự tài hoa của người nghệ sĩ và đạt đến độ độc đáo.

– Sự hiểu biết của tác giả về hiện thực.

– Tư tưởng và những cung bậc tình cảm của người cầm bút.

 

 

 

 

 

5 Đánh giá, mở rộng 1,0
  – Người nghệ sĩ cần có tài và có tâm, phải công phu trong sáng tạo và sống sâu sắc với cuộc đời, có những tình cảm mãnh liệt, trong sáng.

– Người đọc: Cảm nhận về hiện thực, thông điệp tinh thần trong tác phẩm văn chương, tìm hiểu một tác phẩm là tiếp xúc với một con người, hiểu thêm một nhân cách.

 

 

Họ tên: Đinh Thị Ngọc Vân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *