Đề HSG văn 10 : Nguyễn Du- nghệ sĩ suốt đời băn khoăn, day dứt về số phận con người

Đề thi khối 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA, TÂY NINH

(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ

ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN THỨ XI, NĂM HỌC 2017 – 2018

 

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 14/4/2018

Câu 1 (8 điểm)

          Người lạc quan thấy cái bánh tròn, kẻ bi quan thấy cái lỗ

(Oscar Wilde)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

 

Câu 2 (12 điểm)

   Nguyễn Du- nghệ sĩ suốt đời băn khoăn, day dứt về số phận con người.

 

————– HẾT ————–

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: …..……………………. Số báo danh: .……………………

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: NGỮ VĂN 10

 

Câu Yêu cầu Điểm
Câu 1

(8 đ)

Yêu cầu: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản phải giải quyết được các ý chính sau đây:

1. Nêu được vấn đề cần nghị luận

 

 

1.0

  2. Giải thích

– Câu nói đề cập đến hai cách nhìn khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau

+ Người lạc quan là người có thái độ sống điềm tĩnh, an nhiên trước những tình huống, sự việc; luôn thấy niềm vui, nhẹ nhàng trong cuộc sống qua hình ảnh cái bánh tròn.

+ Người bi quan: là người có xu hướng tiêu cực, không tự tin vào bản thân, dễ bị động, luôn thấy khó khăn sợ gặp trở ngại, khó thành công, …

– Cùng một vấn đề (cùng một sự vật, hiện tượng) nhưng có cách nhìn, đánh giá khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau. Người lạc quan sẽ luôn đơn giản hóa vấn đề, luôn tin tưởng kết quả tốt đẹp ở phía trước. Còn với người bi quan thì mọi sự vật, hiện tượng đều không trở nên tốt đẹp, hấp dẫn, nhìn mọi sự việc trên đời như một màu đen tối. Trong cuộc sống, con người cần có thái độ lạc quan.

1.0
  3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề 5.0
  – Người lạc quan luôn có cái nhìn tốt hơn về cuộc sống so với người bi quan; luôn chủ động hướng bản thân mình theo những suy nghĩ tích cực, luôn tạo động lực cho bản thân, tự tin, hứng thú trong công việc, thấy mọi vật đều tốt hơn, viên mãn, tròn đầy, là cái bánh tròn kể cả khi khó khăn,…. Người bi quan luôn tìm thấy bế tắc, đau khổ, là cái lỗ ngay cả khi họ đang ở trong hạnh phúc. 1.5
  Người lạc quan xem trở ngại, khó khăn là thử thách để tôi luyện; đối mặt với nghịch cảnh họ vẫn không chán nản, vẫn mạnh mẽ vượt qua, nỗ lực hành động để tạo ra những thành công. Bi quan khiến ta trở nên yếu đuối, chùn bước. 1.5
   Học cách sống lạc quan: Lạc quan là thái độ sống tích cực cần có ở mỗi người. Tuy nhiên, cần tránh thái độ sống “lạc quan chủ nghĩa”. Không nên bi quan, chán nản, thiếu tự tin,… 1.0
  4. Bài học nhận thức, hành động

– Sống lạc quan, suy nghĩ tích cực không để bi quan, yếm thế “điều hành” cuộc sồng của mình,…

1.0
  * Bài viết có ý tưởng sáng tạo. 1.0
Câu 2

(12 đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Yêu cầu: thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản phải trình bày được những vấn đề sau:

1. Giải thích:

– Về số phận con người:

+ Con người là đối tượng trung tâm để nhà văn khám phá, thể hiện của văn học mọi thời đại, Nguyễn Du cũng như vậy- ngòi bút của ông cũng tập trung vào con người nhất là con người tài hoa bạc mệnh.

+ Con người trong tác phẩm văn học được miêu tả sinh động, toàn vẹn ở nhiều phương diện: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tính cách…trong đó đặc biệt là số phận. Số phận con người luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người cầm bút.

+ Số phận là giới hạn dành cho con người, cái kết thúc của nhân vật. Số phận phần lớn do con người quyết định (tính tất yếu), song còn vô vàn những ngẫu nhiên, bất ngờ đầy nghịch lý. Số phận vì vậy luôn là những bí ẩn, trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Trong sáng tác của Nguyễn Du, số phận con người nhuốm màu sắc định mệnh.

– Tại sao Nguyễn Du luôn băn khoăn, day dứt về số phận con người:

+ Xã hội, thời đại của Nguyễn Du đầy rẫy những bất công ngang trái, với “Những điều trông thấy” (con người nói chung) và bản thân Nguyễn Du cũng là một điển hình cho số phận: từ cuộc sống trong nhung lụa rơi xuống địa vị bất hạnh nhất.

+ Điều này thể hiện qua sáng tác đầu tay đến sáng tác cuối cùng, qua tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm, viết về “Những điều trông thấy” trên đất nước mình hay trên đất khách.

+ Quan tâm đến số phận con người là thiên chức của nghệ sĩ nói chung và của nghệ sĩ hàng đầu như Nguyễn Du, nếu không vì điều này nghệ sĩ sinh ra để làm gì?

+ Số phận con người là vấn đề muôn thuở và nan giải; băn khoăn, day dứt nhưng lại bế tắc vì vậy suốt đời Nguyễn Du luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi, nỗ lực để tìm câu trả lời.

2. Chứng minh: dẫn chứng minh họa thí sinh có thể linh hoạt lựa chọn cho tiêu biểu và phù hợp (Có thể kết hợp vừa giải thích vừa chứng minh).

3. Bàn luận:

+ Đây là một trong những lý do để Nguyễn Du được vinh danh là danh nhân văn hóa nhân loại.

+ Nghệ sĩ chân chính luôn sống gần gũi với nhân dân, đứng về những người bất hạnh.

+ Băn khoăn, day dứt về số phận con người là cốt lõi tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm.

 

 

 

 

1.0

 

 

 

1.0

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

1.0

 

 

1.0

 

 

1.0

 

 

3.0

 

 

 

2.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *