Phân tích truyện ngắn Hai Đứa Trẻ và Chí Phèo để chứng minh nhận định

Bài văn mẫu HSG

Đề bài

“Văn nghệ không chỉ hiểu biết, khám phá, mà còn sáng tạo nữa”. (lý luận văn học – Phương Lựu. Phân tích truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao để chứng minh cho nhận định trên.

Bài làm.

Trong bài viết “sáng tạo ra cái mới trong văn học nghệ thuật”, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng “điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo ra cái mới… cái quý của Nhà văn là sáng tác ra cái mới, chứ không phải viết được nhiều”. Đúng như vậy một tác phẩm nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng luôn lôi cuốn người đọc người thưởng thức bằng cái mới cái sáng tạo. Đối với văn học đó còn là điều then chốt và quyết định đến tên tuổi của người cầm bút. Bàn về điều này trong cuốn “lý luận văn học”, do Phương Lựu chủ biên viết “văn nghệ không chỉ hiểu biết, khám phá, mà còn sáng tạo nữa”. Minh chứng rõ nhất cho điều đó chính là truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.

Sê-khốp đã từng quan niệm “Nếu tác giả không có lối đi riêng, thì người đó không bao giờ là nhà văn cả…”. Như vậy quá trình sáng tác và sự sáng tạo của văn học luôn được đề cao, nhưng theo phương Lựu điều dĩ nhiên cần phải có, cái trước tiên của yêu cầu về văn nghệ, hai cái được đề cập ở đây chính là văn học cần hiểu biết và khám phá, “hiểu biết” là sự am hiểu, là vốn kiến thức từ hiện thực cuộc sống mà giới văn nghệ sĩ hay cụ thể ở đây là nhà văn có được. “Khám phá”, tức hướng khai thác cho vốn kiến thức của mình cho có chiều sâu về tư tưởng. “Hiểu biết” và “khám phá” có thể xem là bước đầu của quá trình sáng tác văn học. Nhưng đó chỉ là điều đương nhiên, bởi khi sáng tác văn học, thì vốn kiến thức đời sống ai chẳng có. Cái quý ở đây theo Phương Lựu và bao nhà phê bình các quan niệm chính là “sự sáng tạo”.

Đó chính là quá trình, là hướng khai thác, phản ánh cuộc sống in đậm dấu ấn cá nhân của một tác giả. Đó có thể là sáng tạo về một nội dung như phạm vi, đề tài, chủ đề, cách tiếp cận cái nhìn riêng biệt… như vậy Ý kiến của Phương Lựu đề cao tính phát hiện, khám phá và biểu hiện cái mới trong sáng tác văn học. Đó là yếu tố quyết định làm nên tên tuổi của nhà văn, nhưng đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng, Sự hiểu biết và khám phá trong văn chương nghệ thuật.

Quan niệm của Phương Lựu đưa ra hoàn toàn chính xác và đặc biệt đối với văn học, bởi văn học là lĩnh vực của cái độc đáo, sáng tạo. Nếu không có sự sáng tạo, thì văn chương quả thật là nhàm chán và phẳng lặng. Quá trình Sáng tạo làm cho để văn học trở nên phong phú, đa dạng với nhiều cách nhìn, cái cảm mới mẻ. Tất nhiên mọi cái mới trong văn học đều bắt nguồn sâu xa, trong truyền thống văn học dân tộc và nhân loại. Nhưng nó phải có cái gì đó vượt lên, mở ra. Cái mới trong văn học bao gồm hai phạm vi, một là sáng tạo ra tác phẩm văn học, hai là khám phá giá trị trên cơ sở truyền thống, là cách tiếp cận mới mẻ về những vấn đề tưởng như là quen thuộc. Sự sáng tạo trong tác phẩm văn học thường biểu hiện ở đề tài mới, tính độc đáo về hình thức và phong cách… sáng tạo ra cái mới chính là thiên chức của người cầm bút, bởi đóng góp của nhà văn không chỉ là số lượng, mà còn là chất lượng. Để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và phải biết lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ giống như “cuộc thám hiểm thực sự”. Nếu dấn thân vào một trong “vùng đất mới”, mà không có “cái nhìn mới”, thì tác giả sẽ không sáng tác nên những tác phẩm có giá trị. Hơn thế nữa việc sáng tạo ra cái mới, tạo nên phong cách riêng, gương mặt, tinh thần riêng cho nhà văn, sự hợp thành của các phong cách tác giả, sẽ làm nên diện mạo phong phú của nhà văn, góp phần vào sự vận động, phát triển không ngừng của văn học, nghệ thuật. Đây là điều then chốt, là sự sống còn, cũng là quy luật phát triển tất yếu của văn học thời đại, của mọi nền văn học trên thế giới. Minh chứng điển hình cho sự mẫu mực của một tác phẩm văn học, chính là hai tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.

Xuất hiện trong giai đoạn văn học 1930 đến 1945, thời kỳ có nhiều biến động. Thạch Lam và Nam cao được xem là hai ngôi sao sáng của giai đoạn này. Nếu như Thạch Lam là nhà văn lãng mạn, có một phong cách sống nhân hậu, điềm đạm, tinh tế cũng đã đi sâu vào văn chương, thì Nam cao là nhà văn hiện thực, có cách sống và cách viết bề ngoài lạnh lùng, ít nói, nhưng bên trong lại có một nội tâm phong phú, nặng trĩu yêu thương. Thạch Lam thường viết theo lối viết truyện tâm tình, người đem chất thơ và văn xuôi, còn Nam Cao lại viết với một cách viết sắc cạnh, cốt truyện gây cấn, ly kỳ, cùng với đó là biệt tài xây dựng nhân vật một cách độc đáo. Sự xuất hiện của hai tác giả này đã đóng góp những điều mới mẻ, độc đáo và rất quý giá cho nền văn học nước nhà. Tiêu biểu cho sự sáng tạo của hai nhà văn chính là truyện ngắn “hai đứa trẻ” và “Chí Phèo”. Hai tác phẩm này đồng thời là sự am hiểu, khám phá kiến thức cuộc sống, đồng thời là sự sáng tạo của hai nhà văn.

Theo Phương Lựu yếu tố đầu tiên mà cũng là nền tảng của văn học, chính là “sự hiểu biết”, “khám phá” đời sống xã hội của chính là văn đó. Đến với “hai đứa trẻ”, sự am hiểu biết, hay nói cách khác là nhận thức của nhà văn về một Phố huyện nghèo, một miền đất, miền đời bị quên lãng. Đó là sự khám phá về cuộc sống nghèo nàn của xã hội cũ nói chung. Cái chõng tre cót két, chợ tàn, kiếp người tàn… Gợi một sự nghèo khổ đến thế lương. Đó là gian hàng ế khách của chị em Liên, gánh phở Bắc siêu, tiếng đàn bác sẩm, thậm chí cả hàng nước rẻ tiền như của chị tí cũng ế. Tất cả cho thấy mọi sự khó khăn bao trùm toàn bộ Phố huyện không chỉ nghèo đói, mà cuộc sống của những con người ở phố huyện này còn quấn quanh, bế tắc trong cái “ao đời phẳng lặng”. Đó là dìn chết về tinh thần, dìm chết ước mơ, khát vọng của con người. Cứ hàng ngày chị tí lại dọn hàng nước, chị em Liên lại mở cửa và đóng cửa hàng, cụ thi lại mua rượu, bác siêu lại kẹo kịt trên vai với gánh phở ế khách, bác xẩm lại ngồi trên manh chiếu đợi khách. Tất cả cho thấy một cuộc sống đến chán nản, kiệt quệ cả vật chất và tinh thần nơi đây. Cũng qua tác phẩm này, người đọc cũng thấy rõ sự hiểu biết và khám phá của Thạch Lam về xã hội lúc bấy giờ.

Không như Thạch Lam, Nam Cao lại thể hiện sự hiểu biết. Sự khám phá đó ở đề tài nông dân và nông thôn trước cách mạng. Đọc truyện ngắn của Nam Cao, và tiêu biểu của “Chí Phèo” ta thấy sự am hiểu và khám phá của ông thể hiện ở cuộc sống, của người nông dân trước cách mạng. Cùng với đó là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam cùng thời qua hình ảnh làng Vũ Đại. Đó là cái làng xa phủ, xa tỉnh, ở cái thế “Quần ngư tranh thực”, với những mối quan hệ phức tạp giữa bọn cường hào, ác bá đứng đầu là Bá Kiến với người dân trong làng. Khi cần thì bọn ác bá hợp sức lại với nhau thống trị dân làng, áp bức người dân vô tội còn lúc không cần đến chúng lại “ngấm ngầm cho nhau ăn bàn”. Những mối quan hệ đó đã ảnh hưởng đến không nhỏ tới cuộc sống của người dân trong làng. Nó làm cho họ khổ, nay còn khổ hơn, thực sự phải rất tinh tế, am hiểu và khám phá sâu rộng thì nam cao mới có thể phản ánh được một hiện thực như vậy.

Thế nhưng đối với văn chương thì sự am hiểu, hiểu biết về sự khám phá chỉ là điều dĩ nhiên, bởi có nó mới viết văn được. Còn đúng như quan niệm của Phương lưu, thì sáng tạo mới là điều then chốt, là cái quý của nhà văn và là chỗ đứng của nhà văn. Sự sáng tạo đó thể hiện qua phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Đến với “hai đứa trẻ”, cái mới trong nội dung thể hiện trước hết ở việc nhà văn đã chú trọng đi sâu vào đời sống nội tâm của con người, luôn đề cao cuộc sống nội tâm những điều mà xưa nay các nhà văn khác ít chú ý đến. Cuộc sống ở phố Huyện đã nghèo về vật chất, nay còn hạn chế về tinh thần, tàn tạ về ước mơ, khao khát. Cứ ngày qua ngày, cuộc sống của những con người nơi đây cứ trôi một cách vô vị, tẻ nhạt như những dòng nước. Họ cứ gắn chặt đời mình với những gian hàng, gánh hàng rẻ tiền mà vẫn cứ ế khách. Họ sống một cách gì đó mòn mỏi, không trông mong gì đến tương lai, chỉ như là để tồn tại cho qua ngày. Cuộc sống của họ chỉ như một màn kịch, không có sự thay đổi người và thay đổi hành động. Liên, chị tí, bác siêu, bác xẩm cứ sống như vậy cho thấy họ chỉ như những con rối nước, cứ thế mà diễn nhưng cuộc diễn đó thật tẻ nhạt, vô vị.

Qua bức tranh đời sống nơi Phố huyện Thạch Lam đã thể hiện niềm trân trọng, xót thương của nhà văn đối với cuộc sống nghèo nàn, tăm tối nơi Phố huyện. Cùng với đó là sự trân trọng những giấc mơ mong manh, nhỏ bé, bình dị mà rất nỗi tha thiết. Qua số phận của từng người từng mảnh đời sống lay lắt, mòn mỏi trong xã hội dường như chất chứa sau đó là tiếng lòng của nhà văn, là giọt nước mắt trong lòng cho cuộc sống của họ. Câu hỏi của Liên dành cho chị tí, niềm yêu thương của chị với những đứa trẻ con nhà nghèo phải chăng là niềm yêu thương của Thạch Lam dành cho con người trong phố huyện, sống trong một hoàn cảnh như vậy, dường như những người trong phố huyện mong muốn một điều gì đó tốt đẹp cho tương lai. Đó không phải là cuộc sống êm ấm, đủ đầy, mà đó chỉ là ước mơ được cải thiện về mặt tinh thần. Hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố Huyện, đã đáp ứng được điều đó, ánh sáng rực rỡ và âm thanh ồn ào, sôi động của đoàn tàu thực sự khác xa Phố huyện này. Đối với chị em Liên đó là vẻ đẹp của quá khứ, còn là ước mong cho tương lai, thế nhưng khi đoàn tàu qua đi phố huyện lại tĩnh mịch và đầy bóng tối.

Cái mới cái sáng tạo của Thạch Lam thể hiện trong “Hai đứa trẻ” đó là thông qua cuộc sống chủ động của con người nơi đây, nhà văn đã lay tỉnh những người đang sống trong buồn chán, sống quanh quẩn nỗ lực vươn lên cuộc sống có ánh sáng, khát vọng có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Chị em Liên ngày nào cũng mòn mỏi, buồn chán bên gian hàng nhỏ, bác siêu, chị tí cứ quẩn quanh với quẩy nước, quẩy phở, tưởng chừng những con người đó cứ vậy sống qua ngày, nhưng đằng sau tâm hồn thăm thẳm đó vẫn mong muốn điều gì tốt đẹp. Đặc biệt đối với chị em Liên, hai chị em đi luôn mong muốn khao khát đoàn tàu, mặc dù đã ríu cả mắt. bởi vì đoàn tàu đi từ quá khứ, đi từ Hà Nội mang một thế giới khác đi qua phố huyện, thế giới đó tuy không thần thoại, cổ tích, nhưng nó cũng đủ để tâm hồn trẻ thơ luôn có hy vọng, chứ không bị chết dần, bị mọc mốc như cuộc sống nơi Phố huyện. Quả thật từng giai đoạn văn học này, tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam thật mới mẻ, sáng tạo và mỗi khi đọc truyện của Thạch Lam và Nguyễn Tuân ta lại man mác đến vô cùng.

Nếu như Thạch Lam thường viết về cuộc sống của những người thị dân, thì Nam cao lại viết về người nông dân bằng cả tài năng, tâm huyết và sự sáng tạo của mình. Chí Phèo chính là một ví dụ điển hình, tác phẩm viết về cuộc sống của những người dân trước cách mạng tháng 8. Đây là đề tài quen thuộc được nhiều nhà văn khai thác và xây dựng được những hình tượng điển hình, như “tắt đèn”, “Bước Đường Cùng”… nhưng khác với nhà văn hiện thực, phê phán đương thời trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao không chỉ miêu tả quá trình đói cơm, rách áo, bần cùng, khốn khổ… của người nông dân mà còn trăn trở, băn khoăn, suy nghĩ nhiều hơn về một hiện tượng, còn bức xúc hơn cả đói rét, bần cùng đó là hiện thực về sự tha hóa, về nhân phẩm bị vùi dập, chà đạp bởi một guồng máy thống trị tàn bạo. Đó là một mối đe dọa thảm khốc, trong xã hội đương thời.

Tiêu biểu cho số phận đó chính là Chí Phèo, sinh ra bị bỏ rơi bên chiếc lò gạch cũ, Chí Phèo được một anh thả ông luôn nhặt về nuôi nấng qua tay bao người nông dân hiền lành mà nhân hậu. Chí Phèo lớn lên cũng là một người hiền lành có ước mơ và có lòng tự trọng. Nhưng chỉ vì một cơn ghen vô cớ, Chí Phèo bị lão Bá Kiến đẩy vào tù. Với sự đào tạo đặc biệt, Chí Phèo ra tù trông khác hẳn. Ngoại hình của Chí Phèo nhìn đặc như “thằng sang đá, như một con vật lạ”, “cái đầu thì trọc lóc, cái răng cao trắng hơn, cái mặt đen và rất câng câng, hai mắt gườm gườm trống gớm chết”. Chẳng những như vậy nhân tính của Chí Phèo cũng bị nhuộm đen, Chí Phèo triền miên trong những cơn say, làm tay sai cho lão Bá Kiến áp bức dân làng. Chí Phèo sống trên máu và nước mắt của bao người dân vô tội, những người đã yêu thương nuôi nấng hắn, tưởng rằng Chí Phèo sẽ mãi trượt dài trên con đường lưu manh. Nhưng khi gặp được Thị Nở phần người trong Chí Phèo đã quay trở lại. Chí Phèo mong muốn được quay về làm anh nông dân hiền lành xưa kia. Thế mà định kiến cay nghiệt của xã hội đã ngăn cản điều đó, Chí Phèo bị khước từ không được quay trở lại, hắn đau đớn, quằn quại giết chết kẻ thù của cuộc đời hắn là Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chí Phèo đã chết ngay trên chính ngưỡng cửa về với lương thiện, hứng chịu cái bi kịch đau đớn của cuộc đời, bi kịch bi cự tuyệt quyền làm người.

Qua tấm bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người dân lương thiện. Làm thế nào để cho con người sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy, hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn. Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành chất phát, trở thành kẻ lưu manh, rồi thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Ai cũng xa lánh Chí, Chí Phèo thèm được giao tiếp nhưng xã hội không cho. Chí Phèo thèm làm người lương thiện, nhưng định kiến xã hội ngăn cản. Dường như mọi con đường trở về của Chí Phèo giờ đây đã bị chặn đứng mà chỉ còn hai con đường duy nhất cho Chí lựa chọn, đó là muốn sống phải làm kẻ lưu manh, muốn làm người lương thiện phải chết. Chí Phèo đứng giữa hai sự lựa chọn và dồi bản tính của con người khiến Chí đã lựa chọn cái chết. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa bước về với cuộc đời lương thiện, về với chính mình, chí chết cũng coi như để sửa chữa lỗi lầm và Chí chết còn là để tạm biệt cái xã hội phi nhân đạo đó.

Nhưng điều đặc sắc và đáng quý nữa ở nam cao là nhà văn trân trọng, phát hiện phẩm giá của mỗi con người, khẳng định bản chất lương thiện của con người sẽ không bao giờ mất đi cho dù họ có bị hủy hoại, tàn phá về cá nhân hình và nhân tính. Tưởng rằng sau khi ra tù về Chí Phèo sống một cuộc sống tràn đầy tội ác của một con quỷ dữ. Nhưng không sau khi gặp Thị Nở ở vườn chuối, ăn nằm cùng với Thị Nở và buổi sáng hôm sau tỉnh lại Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi, hắn cảm nhận được mọi thứ diễn ra xung quanh, nghe được tiếng chim, tiếng người đuổi cá, người đi chợ về mà từ khi ra tù đến nay hắn không nhận ra. Hơn nữa hắn đã biết nhìn về quá khứ, lo sợ cho hiện tại và tương lai. Anh sợ cái đói, cái rét và sự cố độc. Chính vì vậy hắn đã ngỏ ý với Thị Nở “hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Lời tỏ tình không diễm lệ nhưng chân thật biết bao, hắn vui vẻ vì giờ đây Thị Nở sẽ chắc chắn về với cuộc sống lương thiện. Hắn ăn cháo hành mà mắt ươn ướt, nhưng cuộc đời nghiệt ngã bà cô của Thị Nở đại diện cho định kiến xã hội lúc này, phản đối khiến Thị Nở cũng đổ hết lên đầu Chí Phèo. Ban đầu không hiểu, nhưng sau nhận ra bi kịch của cuộc đời mình Chí Phèo đã ôm mặt khóc rưng rức. Chí Phèo đã giết Bá Kiến và cũng tự sát khiến người đọc nhận ra day dứt, bồn chồn mãi không nguôi.

Cái mới cái sáng tạo của Thạch Lam và nam cao không chỉ thể hiện ở một nội dung, mà còn được bộc lộ qua hình thức nghệ thuật. Đến với “hai đứa trẻ” ta bắt gặp cách viết truyện rất đặc sắc của Thạch Lam. Truyện của ông viết thường không có cốt truyện, mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, đượm buồn. Truyện “Hai đứa trẻ” nào có tình huống, đó chỉ là cách nhìn, cách cảm của Liên, một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Thời gian diễn ra câu chuyện cũng rất ngắn, chỉ từ chiều tối đến đêm khuya, thế nhưng bằng lối kể chuyện đặc biệt đó, Thạch Lam đã làm xúc cảm bao trái tim người đọc. Không chỉ vậy “hai đứa trẻ” còn mang đậm chất thơ, vận dụng sáng tạo thành công nghệ thuật tương phản, đối lập làm cho câu chuyện vừa mang chất hiện thực, lại đầy chất lãng mạn, mộng mơ.

Còn đến với “Chí Phèo” của Nam Cao, cái sáng tạo trước hết thể hiện trong cốt truyện, truyện ngắn truyền thống thường có trình tự theo lỗi tuyến tính. Trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao sử dụng kiểu cốt truyện gấp khúc, trật tự truyện kể bị đảo ngược. Việc đảo lộn trật tự sự kiện, đưa hình tượng Chí Phèo lên đỉnh điểm của sự tha hóa, lên đầu chuyện đã tạo một hiệu ứng thẩm mỹ nhất định. Cái mới nữa được thể hiện trong “Chí Phèo” đó chính là kết cấu nhân vật nam cao, mở đầu cuộc đời Chí Phèo bằng hình ảnh đứa trẻ bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ và chí chết cái xuất xứ đau thương của Chí Phèo lại xuất hiện. Chí Phèo chết, thì một Chí Phèo con nữa ra đời, Nam cao đã nhìn thấy bi kịch của người nông dân nhưng ông vẫn chưa nhìn thấy hướng mở để giải phóng cho cuộc đời bi kịch đó. Cuối cùng “Chí Phèo” còn thể hiện sáng tạo của Nam cao ở cách kết thúc truyện, Nam cao không đi theo lối mòn xưa cũ, chọn một cái kết có hậu, nhưng vì thế mà truyện ngắn này lại có giá trị sâu sắc và chân thực hơn, khách quan hơn.

Qua hai truyện ngắn “hai đứa trẻ” và “Chí Phèo” ta lại càng hiểu thêm ý kiến của Phương Lưu. Nó không chỉ còn là thước đo đánh giá tài nghệ của người nghệ sĩ và tác phẩm, mà còn đặt ra yêu cầu đối với tác giả và độc giả. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu không phải ở số lượng mà cái nhìn, cách cảm thụ của nhà văn mới là cái đáng quý. Người nghệ sĩ trong sự nghiệp sáng tác phải luôn sáng tạo những tác phẩm độc đáo, có giá trị dựa trên nền tảng, cơ sở của sự hiểu biết, khám phá. Đối với độc giả khi tiếp nhận văn học phải luôn tìm ra cái mới, ghi nhận, đóng góp cao cả của người cầm bút trên từng trang giấy.

Văn học là giải sáng tạo, bởi nó là lĩnh vực của cái độc đáo, tìm đến với văn chương tức là ta đã tìm đến cái mới mẻ, cái xác minh cao cả của người nghệ sĩ. Ý kiến trên của Phương lưu “văn nghệ không chỉ hiểu biết, khám phá, mà còn sáng tạo nữa”. Quả là bài học đắt giá cho người nghệ sĩ, chắc vì lý do đó nên sự sáng tạo trong “Hai đứa trẻ” và “Chí Phèo” cùng với tài năng của Thạch Lam và Nam cao sẽ vượt qua bước chân của thời gian, đến với bạn đọc của cả hôm nay và mai sau./.

Xem thêm  :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *