Phân tích hai khổ đầu bài thơ Vội Vàng Xuân Diệu

Bài văn mẫu HSG

Đề bài :Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau đây trong bài Vội vàng của Xuân Diệu :

“ Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất…

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công những cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn tuyệt vọng. Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ, vì vậy thơ không chỉ là nói hộ lòng mình, mà thơ còn thể hiện tình yêu rạo rực, sự say mê tha thiết với tình yêu đời, lòng yêu cuộc sống Xuân Diệu đã viết lên bài thơ “Vội vàng”. Bài thơ đã thể hiện được quan niệm nhân sinh sâu sắc sức trẻ rạo rực bức tranh mùa xuân Rực Rỡ tất cả những điều đó được thể hiện đầy đủ trong khổ thơ đầu của tác phẩm:

“ Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

Quả không sai khi nói rằng với người làm thơ bài thơ là một phương tiện biểu đạt tình cảm tư tưởng chỉ có cảm xúc chân thành mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc cảm mãnh liệt thăng hoa thì thơ càng nhiều khả năng chinh phục ám ảnh trái tim người đọc với quan niệm nghệ thuật đúng đắn mang trong mình sứ mệnh cao cả của văn chương. Xuân Diệu không ngừng tìm tòi và khám phá vợ ông đã tìm ra cho mình một hướng đi riêng một phong cách hoàn toàn mới mẻ khác với những nhà thơ cùng thời.  Ông cũng đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trên các diễn đàn ,  được biết đến với cái tên “ông hoàng của thơ tình, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”. Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8, lời bài thơ Vội Vàng có thể kể đến vội vàng bài thơ được xuất bản năm 1938 in trong tập thơ thơ mở đầu bài thơ là cái tôi trữ tình của tác giả và những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp rực rỡ.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

Có lẽ đây là những câu thơ độc đáo nhất của bài thơ thể thơ ngũ ngôn câu thơ ngắn rất thích hợp cho việc thể hiện cảm xúc đồ vật của tác giả thể hiện được những khát khao táo bạo của Xuân Diệu. Đoạn thơ sử dụng điệp từ Tôi muốn kết hợp với 2 động từ mạnh tắt buộc đã làm nổi bật khát khao của nhà thơ. Bài thơ muốn tắt nắng buộc gió để giữ lại hương thơm sống trọn vẹn những giây phút của tuổi trẻ. Đây là một khát vọng ngông cuồng táo bạo, nhà thơ muốn chặn bước đi của thời gian, muốn đoạn quyền của tạo hóa để dòng thời gian ngừng lại, để thi nhân được sống trọn vẹn từng phút từng giây, bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ “Chẳng bao giờ thắm lại”, sợ, “Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”. Suy cho cùng khát vọng của Xuân Diệu rất ngông cuồng nhưng cũng rất hợp lý nó đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống cuồng nhiệt của ông hoàng thơ tình.

Đã có người từng nói “cuộc sống là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ thuật, với tâm hồn khao yêu, khát khao tân hiến, tâm hưởng và khát khao giao cảm mãnh liệt Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươi phơi phới đầy tình tứ ở những vẻ đẹp quen thuộc quanh ta.

“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của Yến oanh này đây khúc tình si

Và này đầy Ánh sáng chớp hàng mi

Một buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Bảy câu thơ trên là bức tranh xuân được vẽ nên bằng một hồn thơ có cặp mắt xanh non biếc rờn, cảnh vật được vẽ ra đang nằm ở độ thanh tân và diễm lệ có sự hội tụ đầy đủ hương thơm ánh sáng màu sắc và âm thanh có lẽ đó chính là phép tương giao mà Xuân Diệu học được ở thơ ca Phương Tây, bởi vì sợ cô đơn và bóng tối nên cảnh vật trong thơ của Xuân Diệu hiện lên đều có đôi có cặp.

Điệp từ ‘này đây” được lặp lại năm lần như diễn tả vẻ đẹp tươi non căng tròn sức sống của mùa xuân đang nằm trong tầm tay với của con người. Qua đoạn thơ thi sĩ như muốn nói với chúng ta rằng sao con người cứ phải đi tìm chốn bồng lai tiên cảnh ở mãi trốn mông lung nào nó ở đây giữa cuộc sống quanh ta.

Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu hiện lên như một bữa tiệc trần gian với đầy đủ những thực đơn quyến rũ ở đó cảnh ông bướm đầy tình tứ, như tuần tháng mật, hoa trở nên tắm sắc ngát hương giữa đồng nội xanh rì cây cối nảy lộc đâm chồi tạo nên những cành tơ phất phơ điểm thêm vào đó là tiếng hót say đắm của chim yến và chim oanh làm say đắm lòng người.

Cặp mắt xanh non biếc rờn của Xuân Diệu còn phát hiện ra một nguồn năng lượng đầy tươi mới của mùa xuân đó chính là nắng mai được phát ra từ cặp mắt của nàng công chúa mang tên bình minh, nàng vừa tỉnh giấc sau một đêm dài dài và khi nàng mở mắt ra chớp chớp hàng mi thì muôn vàn ánh hào quang phản chiếu nó như một nguồn sống trải dào dạt chảy quanh cuộc sống con người.

Đến đây ta càng hiểu thêm khát khao cháy bỏng của Xuân Diệu là hoàn toàn đúng.

“ Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần

Chân hoa dễ để hút mùa dưới đất”.

Để rồi Xuân Diệu đã kết lại khổ thơ bằng câu thơ đầy gợi cảm mang tính nhục cảm “tháng giêng ngon như một cặp môi gần’.  Người ta thường nói tháng giêng đẹp tháng giêng tươi còn đối với Xuân Diệu tháng giêng ngon như cặp môi của người thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp.

Ở đây trong sự so sánh giữa thiên nhiên và con người Xuân Diệu đã nêu ra một quan điểm niệm nghệ thuật đầy mới mẻ. Thơ trung đại lấy tự nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp, như Nguyễn Du đã viết:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang,

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

Thì đối với Xuân Diệu con người mới là chuẩn mực của cái đẹp bởi theo tác giả người ta là hoa đất chỉ có con người mới là sản phẩm kỳ diệu nhất mà tạo hóa đã tạo ra đây không chỉ là quan niệm nghệ thuật mới mẻ đối với Xuân Diệu mà nó còn là một đóng góp quan trọng vào nền văn học lúc bấy giờ.

“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Hai câu thơ đã gửi gắm đầy đủ mọi xúc cảm của Xuân Diệu đến với bạn đọc chính lúc Xuân Diệu nhìn thấy hết vẻ đẹp cuộc sống và khát khao được tận hưởng nó cũng là lúc nhà thơ cảm thấy tiếc nuối ngậm ngùi “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” câu thơ “tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa”, được tách ra làm đôi bởi dấu chấm giữa dòng. Trước dấu chấm là sự lạc quan yêu đời còn sau dấu chấm lại là sự vội vàng trôi chảy của thời gian, sự nuối tiếc của con người, ý thức được con người sinh ra không thể mãi mãi hưởng lạc, đời người hữu hạn, ngắn ngủi nên thi nhân đã nuối tiếc mùa xuân khi đang ở ngay giữa mùa xuân “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Đoạn thơ đã để lại dấu ấn nghệ thuật sâu sắc thể thơ tự do sử dụng nhiều điệp từ điệp ngữ so sánh ẩn dụ cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê nhịp thở gấp gáp chuyển đổi thể thơ linh hoạt tất cả tạo nên một đoạn thơ hay mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu.

Nhà thơ Thế Lữ trong lời tựa cho tập thơ thơ của Xuân Diệu đã nhận xét khá tinh tế, Xuân Diệu làm một người của đời, một người ở giữa loài người. Lời thơ của Xuân Diệu xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian qua bài thơ Vội vàng ta càng cảm nhận được sâu sắc hơn những lời nhận xét ấy sống là hạnh phúc muốn đạt được hạnh phúc phải sống vội vàng như vậy Vội Vàng là cách đến với hạnh phúc đến đây ta đã hiểu được vì sao khi Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn thì lập tức thi sĩ thuộc về tuổi trẻ./.

Xem thêm những bài văn mẫu : VỘI VÀNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *