Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người viết phải có phong cách nổi bật tức là phải có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình

Bài văn mẫu HSG

Đề bài.

Có nhận định cho rằng “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người viết phải có phong cách nổi bật tức là phải có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”.  Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Bài làm.

Văn chương phản ánh cái nhìn về cuộc sống, trong cuộc sống lại vô cùng phức tạp, muôn hình, muôn vẻ, vô kể, vô biên, đa dạng sắc màu. Bởi thế, cho nên mỗi nhà văn, nhà thơ lại có một cái nhìn, một cách cảm nhận độc đáo, riêng biệt, cái đó người ta gọi là phong cách văn học. Bàn về vấn đề này có nhận định cho rằng “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người viết phải có phong cách nổi bật, tức là phải có nét gì đó rất riêng, mới lạ, thể hiện trong tác phẩm của mình”. Đây là một ý kiến đúng đắn, và cần thiết trong quá trình sáng tác văn học của mỗi tác giả.

Thật vậy, Nam Cao đã từng viết “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiểu mẫu người ta đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khởi và sáng tạo những gì chưa ai có”. Tác là phải luôn luôn sáng tạo để tìm ra giá trị nâng cho tác phẩm của mình, trong đó có sự sáng tạo về mặt phong cách. Vậy Phong Cách văn học là gì? “phong cách chính là người” hay “phong cách nghệ thuật” là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi những cái không phải của anh ta và tất cả những các cái anh ta giống người khác. Tóm lại phong cách nghệ thuật của Nhà văn là nét riêng biệt, độc đáo của nhà văn ấy trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.

Nhận thức trên là một ý kiến đúng đắn, có tính chất định lý, kim chỉ nam trong quá trình sáng tác của các nhà văn, nghệ sĩ. Phong cách, được hình thành trước hết là do nhu cầu của cuộc sống. Dòng chảy của cuộc sống không bao giờ gặp lại, văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, nên nó không thể không phản chiếu, lý giải, đánh giá, dự báo về những yếu tố mới mẻ đó. Thứ hai phong cách văn học cũng nảy sinh do nhu cầu sáng tạo văn học, bởi bản chất của văn chương là sáng tạo, đó là yếu tố làm nên sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của văn học. Nguyễn Tuân cho rằng “cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Nhà văn là những nhà thám hiểm luôn sẵn sàng băng qua đường biên để đến với cái mới, nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đối với người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. Chẳng hạn khi nhắc tới Tố Hữu người ta lại nhớ ngay đến ông là một nhà thơ luôn mang trong mình phong cách chính trị và trữ tình sâu sắc. Không những thế thơ Ông còn đậm đà tính dân tộc, mà biểu hiện những nét rất rõ có lẽ là bài thơ “Việt Bắc”. Để từ nội dung chúng ta thấy “Việt Bắc” là một tác phẩm viết về một sự kiện chính trị trọng đại lịch sử của dân tộc, đó là sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi hiệp định Giơnevơ đã ký kết Đảng và Chính phủ đã rời Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện chia tay mang tính chất lịch sử này Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ “Việt Bắc” qua hình ảnh thiên nhiên sự tái hiện bức tranh bốn mùa nơi Việt Bắc với đủ màu sắc, âm thanh, đường nét. Tác giả đã ca ngợi tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,

Ngày xuân mơ nở trắng rừng,

Ve kêu rừng phách đổ vàng,

Rừng thu trăng rọi hòa bình”

Không những thế Tố Hữu còn tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân tộc Việt Nam, như đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, với quá khứ thiết tha với cội nguồn không bao giờ quên. Những tình cảm gắn bó chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.

“Mình về mình có nhớ ta,

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không,

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”.

Bên cạnh đó còn thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm vui sống, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung sức kháng chiến.

“Điều quân chiến dịch Thu Đông,

Nông thôn phát động, giao thông mở đường,

Giờ đi phòng bạn thu lương,

Gửi giao miền ngược, thêm trường các khu…”

Mật khác Tố Hữu còn đề cập đến đặc trưng trong đời sống của con người Việt Nam như, đời sống sinh hoạt với “bát cơm sẻ nửa”, “lớp học i tờ”, đời sống công tác, lao động “ngày tháng, cơ quan”, “chày đêm nệm cối đều đều suối xa”, cũng như cái dáng tảo tần, lam lũ của người mẹ miền núi “địu con lên rẫy bé từng bắp ngô”.

Tinh thần dân tộc trong thơ Việt Bắc của Tố Hữu còn thể hiện trong phương diện nghệ thuật, đầu tiên phải kể đến là thể thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc dễ thuộc, dễ nhớ, thân thuộc, gần gũi thấm sâu vào tâm hồn người đọc. Ngôn ngữ đơn giản, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, phát huy cao độ tính nhạc của tiếng Việt bằng cách sử dụng từ láy nghệ thuật tiểu đôi trong từng câu thơ.

“Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.

Hình thức đối đáp giao duyên với cặp đại từ nhân xưng, “mình, ta”, cách nói ví von, so sánh “nhớ gì như nhớ người yêu”,  “đêm đêm rầm rập như là đất rung”… Tóm lại kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian và thơ cổ điển. Tố Hữu đã mang cho mình phong cách thơ đậm đà tính dân tộc, thể hiện trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

Ngược lại với Tố Hữu Xuân Diệu lại được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Bởi lẽ Xuân Diệu không chú ý sử dụng ngôn ngữ cổ điển, bình dị, mà ngôn ngữ của ông mới lạ, táo bạo, ngay cả về cách chuyển đề cảm giác, cấu trúc thơ cũng có nét mới lạ, đậm sắc màu phương Tây.

“Hơn một loài hoa đã rụng cánh

Trong vườn sáng đỏ mà màu xanh”.

Hay.

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người”.

Khác hẳn với những nhà văn nhà thơ khác Nguyễn Tuân lại được mệnh danh là “người thợ kim hoàn của ngôn ngữ tiếng Việt”, điều đó đã được kiểm chứng qua một loạt tác phẩm của Nguyễn Tuân từ truyện đến ký mà tiêu biểu là bài văn, tùy bút “Người Lái Đò Sông Đà”, ông có một khả năng sử dụng ngôn từ vô cùng linh hoạt, không hề lặp lại trong cách diễn đạt mà trước hết được thể hiện trong cách miêu tả giàn thạch trận đá trên sông Đà. “vòng đấu vừa mới, nó mở ra cửa trận có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lấp ló phía tà ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào và cửa tinh lại bố trí lệch qua bờ hữu ngạn…” Sông Đà không còn là một vật vô tri, vô giác nữa, mà hiện lên giống như những tên lính thủy đầy mưu mẹo, nham hiểm, hiếu chiến, mỗi thằng một bộ mặt, một dáng vẻ nhưng đều chung một mục tiêu là ăn chết các thuyền và người lái đò. Trong khi nước sông Đà “ùa vào bẻ gãy cánh chèo” thì sóng sông Đà lại “như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền, có lúc đội cả thuyền lên”. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân ông đò đã trở thành một người nghệ sĩ lái đò với những động tác vô cùng điêu luyện, chuẩn xác. Có lúc ông Đò cưỡi thác sông đà mà như là cưỡi hổ, phải cưới đến cùng mà có lúc lại như đang cưỡi một con ngựa bất kham, “nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng, Ông đò ghì cương lại bám chắc lấy luồng nước đứng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lại vượt một đường chéo về phía của đá ấy”, có lúc ông đó lại “ma rảo bởi chèo lên”, lúc thì “đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiếp”. Thú vị hơn cả khi nói đến tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân chúng ta không thể kể đến các phương pháp nghệ thuật đa dạng, trường liên tưởng phong phú, tài hoa mà tác giả đã sử dụng xuyên suốt tác phẩm. Nhất là nghệ thuật hóa so sánh âm thanh của nước sông Đà được động vật hóa thành tiếng dung của một ngàn con trâu mộng, thậm chí Ông còn lấy cả nước, lửa hai vật vốn tương khắc, hủy diệt nhau nhưng vào trong tác phẩm lại hiệp xúc cho nhau “thế rồi nó râng lên như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vào rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Nếu không có biệt tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, chuẩn xác, vốn từ ngữ phong phú, uyên bác, kỹ thuật sử dụng ngôn từ mang đậm dấu ấn cá nhân, phong cách của mình Nguyễn Tuân khó có thể đạt được thành công và cho ra đời những tác phẩm hay như thế.

Qua một số ẩn dụ nêu trên ta thấy được từ phong cách văn học mà ta nhận diện được từng gương mặt tác giả và những điều độc đáo không lập lại ở họ, cũng qua phong cách nghệ thuật mà chúng ta nhận thức được sự trưởng thành không chỉ của nhà văn mà còn nhận thức được trình độ phát triển của một trào lưu văn học, gương mặt chung của văn học dân tộc cho từng thời đại phát triển. Để tạo được phong cách và dấu ấn riêng trong từng tác phẩm của mình mỗi nhà văn, nhà thơ phải không ngừng học hỏi, tìm tới cái mới ngay cả khi đã tạo được tìm hiểu chắt lọc. Luôn xem xét kỹ sự việc, vấn đề, lật đi lật lại bởi sáng tạo không phải là khai phá những gì người ta chưa nhìn thấu ở nơi họ đã từng đặt chân lên rồi, mà khéo léo làm nổi bật phong cách riêng của mình thể hiện trong nhiều tác phẩm chứ không chỉ riêng một bài nào hết. Có như thế người đọc mới tìm ra và đúc kết lại được phong cách của từng người và các độc giả cũng phải trau dồi vốn ngôn ngữ của mình để hiểu rõ hơn về tác phẩm, biết cách chọn lọc cái chung, cái riêng của mỗi tác giả để rồi từ đó thấu hiểu dấu ấn của từng người.

Như vậy, nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết phải có những phong cách nổi bật, tức là phải có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. Chỉ khi các tác giả tạo được dấu ấn cá nhân của mình trong sáng tác thì tác phẩm của họ mới thực sự có dấu ấn trên văn đàn. Qua đây ta càng hiểu thêm về cách cảm thụ văn chương và tài năng của các tác giả hơn./.

Phần chứng minh qua tác phẩm Tố Hữu chưa nổi bật.

Diễn đạt chưa lưu loát.

Hiểu yêu cầu của đề, lập luận tốt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *