Bài văn mẫu của học sinh giỏi về bài thơ Vội Vàng Xuân Diệu

Bài văn mẫu HSG

Bài văn hay, phân tích bài Vội Vàng của Xuân Diệu

Thơ là một thể loại trữ tình là sự hòa quyện của cảm xúc tâm trạng, tình cảm qua cách thể hiện nhằm thể hiện những tư tưởng tình cảm của nhân văn. Nhà văn Anatole France từng nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn, một con người”, điều đó thật đúng khi đến với Vội Vàng của Xuân Diệu. Qua bài thơ ta cảm nhận sâu sắc về tâm hồn chàng trai Xuân Diệu căng tràn nhựa sống.

Thơ là tiếng lòng của tác giả gửi gắm vào thi phẩm, đọc một câu thơ nghĩa là ta bắt gặp một tâm hồn con người thơ mang nghĩa biểu tượng. câu thơ tuy ngắn nhưng lại chất chứa bao tình cảm, nhà thơ dùng thơ để biểu hiện cảm xúc mang tư tưởng hoài bão của con người. Đến với Tràng Giang của Huy Cận ta bắt gặp một hồn thơ buồn, sầu não trước cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, còn đến với vội vàng ta lại thấy một hồn thơ Xuân Diệu tươi trẻ tràn đầy sức sống.

“Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới _ Hoài Thanh”. Ông đem đến cho thơ một sức sống mới, quan niệm sống mới và những cách cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Xuân Diệu là một hồn thơ khát sống,khát yêu và khát khao giao cảm với đời. Ông là nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ. Thơ Ông mang giọng điệu rạo rực, thiết tha và băn khoăn. Vội vàng in trong tập “thơ thơ” năm 1938, qua bài thơ thể hiện một tâm hồn Xuân Diệu rạo rực, say đắm, khát khao được hòa nhập giao cảm với đời, thể hiện tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.

Mở đầu bài thơ là tình yêu cuộc sống trần thế da diết của tác giả, nhưng tác giả lại băn khoăn về sự ngắn ngủi của thời gian, của kiếp người. Vì thế nên Xuân Diệu giục giã, hay sống vội vàng để tận hưởng những điều kỳ diệu của cuộc sống. Bài thơ mở đầu là lời đẹp đề tặng Vũ Đình Liên – tác giả bài thơ Ông Đồ. Phải chăng tác giả muốn gửi tặng đến người xưa là Vũ Đình Liên một quan niệm sống mới, một sức sống mới. Bài thơ được bắt đầu bằng bốn câu thơ ngũ ngôn:

“Tôi muốn tắt nắng đi

cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

cho hương đừng bay đi”

Nhà thơ muốn tắt nắng và buộc gió để giữ lại màu sắc, cản lại hương thơm không cho hương thơm sắc thắm của cuộc đời phai nhạt rồi biến mất. Từ cách dùng từ điệp từ “Tôi muốn” và cấu trúc đôi đã diễn tả niềm mong mỏi đến khao khát cháy bỏng điều đó. Nắng và gió là hiện tượng tự nhiên bao đời vẫn thế, không thể tắt nắng và cũng không buộc được gió, ước mơ tưởng chừng phi lý nhưng lại hoàn toàn thực tế. Tác giả muốn níu giữ thời gian, không muốn thời gian trôi đi nhanh để giữ hương sắc của cuộc đời.

Tiếp theo, Xuân Diệu đã mở ra một thiên đường ngay trước mặt đất

“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật

này đây hoa của đồng nội xanh rì

này Đây lá của cảnh tơ phơ  phất

của Yến Anh này đây khúc tình si

và này đầy ánh sáng chớp hàng mi

mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa

tháng giêng ngon như một cặp môi gần

tôi sung sướng nhưng Vội vàng một nửa

tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Tác giả đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp,với cả màu sắc và âm thanh rạo rực, với những cặp đôi quyến rũ đầy tình tứ ong bướm vàng, mật ngọt hoa lá xanh non tơ, Yến Anh ríu rít bên nhau quấn quýt, điệp từ “này đây” muốn mời gọi mọi người nhập bữa tiệc ngay trên mặt đất.

Xuân Diệu đã vẽ ra một thiên đường có thật ngay trên mặt đất, anh ấy đã đốt cảnh bồng lai và xua anh ấy về hạ giới, khác với Tản Đà với xu hướng lãng mạn thoát ly, chủ nghĩa xê dịch. Nhà thơ bất hòa nhưng bất lực với cuộc sống muốn làm Chú Cuội bay lên cung trăng để giải thoát cho chính mình, nhưng Xuân Diệu lại thấy cuộc đời này quá tươi đẹp nên mọi người hãy tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. Qua đó tao bắt gặp Hồn thơ Xuân Diệu thiết tha, rạo rực, muốn hòa nhập vào khu vườn tình ái nói trên. Cuộc sống không được tính bằng số lần chúng ta bỏ, mà bằng những giây phút ta được nín lặng để tận hưởng những điều kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng, thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người, nhưng Xuân Diệu là lấy con người làm thước đo chuẩn mực cho thiên nhiên. Ánh sáng chớp hàng mi của người con gái đẹp, được ví với ánh nắng ban mai. Nắng ban mai là bắt đầu cho một ngày, tháng giêng là khởi đầu cho một mùa một năm, còn tuổi trẻ chính là bắt đầu cho một đời người, một kiếp người. Nhưng những lời ca đó bỗng dưng bị khựng lại bởi câu thơ chia làm hai thái cực:

“Tôi sung sướng nhưng Vội vàng một nửa,

Tôi không chờ nắng hạ mới Hoài Xuân”

cảnh trần thế quá đẹp nhưng tác giả nhận thức được đó không phải là mãi mãi bên chàng trai. Xuân Diệu với Vội Vàng tác giả không đợi nắng hạ mới Hoài Xuân, nghĩa là không để thời gian trôi đi, tuổi trẻ không để tuổi trẻ qua rồi mới ân hận cuộc sống này tươi đẹp. Nhưng Xuân Diệu vẫn băn khoăn về sự ngắn ngủi của thời gian, tươi trẻ và của kiếp người.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của Nhân Gian

nói làm chi răng Xuân văn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ Chẳng hai lần thắm lại”

Thời gian là khách quan, tự nhiên bao đời nay vẫn thế nhưng quan điểm của chúng ta lại khác nhau nếu như thơ Xưa quan niệm thời gian là tuần hoàn “ngán lỗi Xuân đi xuân lại lại” – Hồ Xuân Hương. Thì Xuân Diệu lại cho rằng thời gian là tuyến tính một đi không trở lại, Xuân đang tới nhưng tác giả đã biết trước xuân sẽ qua nhanh thôi, xuân còn non nhưng cũng sẽ già. Mà xuân là biểu tượng của tuổi trẻ, tác giả quan niệm mùa xuân của đời người là tuổi trẻ, tuổi trẻ chính là thước đo của đời người. Vì vậy nên đối với nhà thơ quan niệm của nhà thơ Xưa Xuân tuần hoàn là không đúng.

“ Nói làm chi răng Xuân văn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ Chẳng hai lần thắm lại”

Tuổi trẻ không bao giờ thắm lại hai lần với mỗi người bởi vì:

“Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên Bâng Khuâng tôi tiếc cả đất trời

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

khắp núi sông vẫn thản thầm tiễn biệt

con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

Giữa nhà thơ cảm nhận được sự chia lìa, nước mắt, từ những giây phút trôi qua của thời gian, trái đất vĩnh hằng những nhân vật tôi không phải là vĩnh viễn, nên tiếc cả đất trời. Tác giả đã có cảm nhận độc đáo Mùi tháng 5 bằng khứu giác, tháng 5 đang rớm vị chia phôi sớm là từ chỉ sự lan tỏa, dường như nỗi buồn sự chia ly đang lan tỏa khắp không gian, làm cho lòng người chẳng nên âu sầu trước sự mất mát chia lìa. Đó là nỗi sầu thiên cổ thấm vào không gian, thời gian, nỗi sầu nhân thế thấm vào lòng người. Những cặp đôi ở khổ 1 đang quấn quýt bên nhau, nhưng ở đây cũng hờn dỗi, lo lắng, băn khoăn khi phải bay đi. Hay sợ độ phai tàn thời gian, làm phai nhạt sự thật. Đó cũng là phai tàn lòng người, kiếp người nên nhà thơ mới than rằng:

“ chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa”

Chẳng bao giờ thời gian có thể quay trở lại cũng như chẳng bao giờ tuổi trẻ có thể thắm lại hai lần. Chính vì cuộc sống, thời gian kiếp người quá ngắn ngủi, nên Xuân Diệu muốn thúc giục Mọi người hãy sống vội vàng

“mau đi thôi mùa chưa ngã chiều hôm

………….

Ta muốn ôm”

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

và non nước và cây và cỏ rạng

cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng

cho no nê thành sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng Ta muốn cắn vào ngươi

Xuân diệu giục giã mọi người hãy sống vội vàng để tận hưởng những điều kỳ diệu của cuộc sống, tác giả muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, riết mây đưa và gió lượn, say cánh bướm với tình yêu, thâu trong một cái hôn nhiều. Điệp từ “ta muốn” kết hợp với điệp cấu trúc câu đã diễn tả mong muốn đó. Các động từ mạnh “ôm, riết, say” thôi đã tạo nên sự khao khát đến mãnh liệt, tưởng chừng như một sự tham lam, ham hố của nhà thơ với cuộc đời. Nhà thơ muốn như vậy cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, cho no nê thành sắc của thời tươi, đó là khao khát đến tận cùng để thỏa mãn khoái cảm của đam mê. Và kết thúc bài thơ Xuân Diệu muốn cắn vào xuân hồng như để thỏa mãn niềm khao khát. Lời giục giã hãy sống vội vàng, tức là sống hết mình với tuổi trẻ với đam mê của bạn, để không phải nuối tiếc cuộc đời. Bởi có ai đó đã nói nếu bạn không biết nuối tiếc tuổi trẻ của bạn vào việc gì thì xin hãy cho tôi sống vội vàng, không có nghĩa là sống gấp, sống ở mà phải sống hết mình. Qua bài thơ ta cảm nhận sâu sắc tâm hồn Xuân Diệu là một hồn thơ sống khát,yêu khát giao cảm với đời. Từ đó dạy ta bài học về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay, cần có ước mơ hoài bão mục tiêu qua đó làm sáng tỏ ý kiến của France “đọc một câu thơ nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn một con người”.

Xem thêm  :Vội vàngBài văn mẫu HSG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *