Bài văn mẫu chứng minh nhận định :Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Bài văn mẫu HSG

chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Bàn về tác phẩm văn chương có ý kiến cho rằng “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.

Bài làm

Trong khuynh hướng văn học hiện thực phê phán cùng thời, có biết bao những nhà văn, nhà thơ ra đời viết về đề tài nông dân, bởi họ yêu cái giản dị, mộc mạc ấy. Họ thương những con người nhỏ bị chà đạp, bóc lột, căm thù chế độ phong kiến tàn ác. Nhưng yêu đấy, thương đấy cũng chẳng có thể giúp gì được, chỉ biết dùng ngòi bút này để khích lệ, động viên, lên án, tố cáo bọn cường hào. Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố cũng đã thành công trên đề tài ấy, Nam Cao là một người đến sau liệu ông có thể tìm cho mình một chỗ đứng thực sự một điểm nhấn táo bạo. Đúng! các khác biệt trong mỗi tác phẩm không phải là đề tài, hay nội dung, mà tất cả nằm ở chi tiết, “chỉ cần một chi tiết nhỏ cũng làm nên một nhà văn lớn”.

Đâu phải ai cũng có thể đọc lầu lầu một tác phẩm mà mình yêu mến, mà chỉ cần một chi tiết nhỏ thôi cũng có thể gợi nhớ tác phẩm ấy. Một kiệt tác chiếc lá của ove henry ngoài trời mưa lạnh cũng đã làm cho sự sống được nảy mầm, tình yêu thương của lão già với cô bé là cả một trời nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Chính vì thế mà với mỗi tác phẩm nào, chi tiết luôn là quan trọng. Nếu không có chi tiết chắc chắn tác phẩm ấy sẽ không thành công, lời văn không có điểm nhấn, tác phẩm không hấp dẫn, thu hút người đọc, mà điều cần nhất của mỗi nhà văn là tiếng nói của độc giả. Các tác phẩm ấy có sống được hay không? Là nhờ vào chi tiết có chuyển tải đầy đủ thông điệp làm lay động con tim, đánh thức cảm giác của mỗi người, để họ thấy được mình trong tác phẩm ấy, nhân vật chi tiết ấy thật sự gần gũi, quen thuộc mang lại một xúc cảm mãnh liệt. Nhà văn sẽ tự tin hơn khi biết được điều đó, mục đích cao cả là vì con người, vì đam mê.

Đúng Nam Cao là một minh chứng sắc nét, ông đến với nông dân vì tình thương, vì lòng cảm động. Cái khác biệt của ông đó là tạo ra cho mình một nhân vật hoàn toàn khác biệt, chi tiết cũng táo bạo vô cùng, không chỉ hoàn cảnh nghèo đói, chế độ phong kiến bất công, lợi dụng quyền lợi để ức hiếp. Nam Cao xây dựng nên một Chí Phèo, con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Trong truyện tác giả đã nhấn mạnh một vài chi tiết đắt giá, làm bật tông cho kể chuyện. Đầu câu chuyện là tiếng chửi dài, sâu tạo nên một tính chất điển hình cho nhân vật Chí Phèo. Tiếng chửi đời, chửi cha đứa nào đẻ ra nó, chửi cả làng vũ đại. Chi tiết ấy gợi mở nhân cách tha hóa của Chí Phèo, tất cả bộc lộ một bi kịch của người nông dân bị tước quyền làm người, không ai quan tâm từ một người vốn hiền lành, lương thiện nay đang dần bị biến chất.

Chí Phèo quanh đây bao người đổi đi, bán lại, tuổi thơ phải luôn tự nuôi sống mình, cô đơn, lạc lõng. Hai mươi tuổi tứ cố vô thân, sống bằng nghề canh điền, thân phận tuy thấp hèn nhưng lúc này Chí Phèo vẫn giữ cho mình một phẩm chất trong sạch, lương thiện. Với cái ước mơ giản dị, khao khát có một cuộc sống gia đình “vợ dệt vải, chồng cày thuê cuốc mướn”, cố gắng tậu vài sào ruộng, ước mơ thật đẹp, giản dị, bình yên đến thế. Chỉ tiếc rằng với Chí Phèo giờ chỉ mãi là ước mơ, sống trong hoàn cảnh chế độ phong kiến bóc lột, bạo hành, lừa lọc, xảo trá thì người rất lương thiện ấy buộc phải đánh đổ ước mơ lấy sự tồn tại.

Chi tiết Chí Phèo bị bà ba phe phẩy là điều không chính đáng, buộc Chí Phèo phải đi tù. Cánh cửa nhà tù mở ra chào đón một Chí Phèo lương thiện, sau năm tháng đi tù Chí hoàn toàn bị biến chất, ra tù với một ngoại hình kinh sợ, nhưng lúc này Chí Phèo chưa hoàn toàn đã mất hết nhân tính, vẫn biết được mối thù của mình với Bá Kiến lòng căm thù ngùn ngụt. Chí Phèo muốn phá nát cơ ngơi của nhà Bá Kiến, chính Bá Kiến đã khiến phần làm người của chí phèo còn sót lại khiến chí trở thành con quỷ dữ của làng vũ đại. Nhân tính của con người được thể hiện ở ý thức và hành động bị hủy hoại ghê gớm về nhân tính.

Từ một thằng xăm đá, trở thành một con vật, tay sai cho bá Kiến, công cụ đắc lực. Thậm chí còn không là con vật chìm đắm trong vô thức, chí mất dần ý thức. Từ một con người lương thiện chí trở thành con người chuyên cào mặt ăn vạ.

Cuộc đời của Chí Phèo sẽ được thay đổi khi Nam Cao cho Thị Nở, một con người xấu đến mức ma chê quỷ hờn xuất hiện. Miêu tả Thị Nở như thế dường như Nam Cao muốn làm đậm thêm cuộc đời chua chát của Chí Phèo, người như nở còn bị khước từ không còn mối lên hệ nào.

Giọt nước mắt của Chí Phèo đó là tiếng khóc bất lực của con người, khao khát được trở về hoàn lương, đang bị bỏ rơi bên bờ vực thẳm. Việc Chí Phèo sách dao trả thù cho thấy uất hận lên đỉnh điểm, “ai cho ta lương thiện? ta không làm được người lương thiện nữa”. Chí Phèo ý thức được sự từ chối của cộng đồng, tình cảm tuyệt vọng của mình. Con đường lưu manh hóa muốn được hoàn lương khi bị khước từ và cái chết Nam Cao đã thể hiện được nhân đạo của mình cho ngưỡng cửa muốn được làm người. Con người muốn tồn tại bán hồn cho quỷ dữ thì phải chết.

Hay chị Dậu của Ngô Tất Tố không bao giờ cho mình bán nhân cách để tồn tại, tạo hóa phẩm chất như Chí Phèo Nam Cao nhưng cũng bần cùng, đau đớn không kém. Thuế thì cao, nhà cửa ruộng vườn thì ít, cơm không có cho các con ăn, áo thì rách tươm, chồng thì bị bọn quan sai bắt vì chưa có tiền đóng sưu. Với một người phụ nữ mong manh, đôi tay yếu ớt mà phải như vậy thì thế nào? chị đành phải bán cả đàn chó con mới đẻ chưa mở mắt, không có chút tiền nộp sửu, cái xã hội ấy đã ép người mẹ dứt ruột đẻ con của mình phải bán cả con để có tiền, để cho con được cuộc sống ổn hơn, đỡ khổ hơn khi ở bên mẹ. Chi tiết ấy như in sâu vào tô,i vậy dù thương con bao nhiêu đau đớn như tim bị xé nát vậy. Chỉ người phụ nữ này cũng phải chịu cái bầu vú căng tròn, đau đáu khi không cho con bú được. Mẹ thương con nhưng biết phải làm sao? “Tức nước thì cũng phải vỡ bờ”, “Con giun xéo lắm cũng quằn”, huống gì con người. Người chết còn bắt nộp sưu, công lý đâu ra. Bản chất là một người phụ nữ hiền lành, chịu thương, chịu khó, chị đã một lòng xin quan tiền nợ sưu nhưng không chịu nổi lôi chồng chị ra đánh. Bất lực điều đó chị đã đứng lên chống đối lại, một người phụ nữ hiền lành giờ đây đã khác, mạnh mẽ hơn và không cho phép ai làm hại tới chồng mình.

Từ hai tác phẩm trên ta có thể thấy được giá trị mà chi tiết đem lại trong những tác phẩm, không hẳn những chi tiết lớn, kịch tính mới là điển hình. Mà chi tiết ít người chú ý tới, đó mới là nổi bật chứa đựng nhiều tâm tư, tình cảm, giá trị sâu sắc về nhân đạo cao cả mà tác giả muốn gửi gắm. Đó cũng là cách nhìn nhận tài hoa con mắt tinh tế mà mỗi nhà văn đều có.

Tác phẩm nào, nhà văn nào cũng vậy, đều có những chi tiết đắt giá, liên kết lại với nhau tạo ra một tác phẩm tài tình. Nếu không có chi tiết sẽ không có một điểm nhấn nào cả, và nhà văn cũng không tìm thấy được cái “tâm và tài”, cái mà độc giả cần ở mỗi nhà văn, nhà thơ./.

Xem thêm  Bài văn mẫu HSG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *