Bài văn của học sinh giỏi : Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là tình cảm

Bài văn mẫu HSG

Đề thi học sinh giỏi môn văn:

Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là tình cảm”Anh/Chị hiểu kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Vội vàng củaXuân Diệu và “Sóng” của Xuân Quỳnh, hãy làm sáng tỏ.

Bài văn mẫu hay:

Mở bài : Giới thiệu nhận đinh, bài Sóng, Vội Vàng

Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc tình cảm của con người, niềm vui nỗi buồn sự cô đơn tuyệt vọng. Có những tâm trạng chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy, thơ không chỉ nói hộ lòng mình, mà thế còn thể hiện tình yêu say mê, tha thiết. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “ tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc” , nhận xét đó được thể hiện và làm rõ ở “Vội vàng” của Xuân Diệu và “Sóng” của Xuân Quỳnh.

Thân bài

Giải thích nhận định Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là tình cảm

Tiêu chuẩn là thước đo chuẩn mực đánh giá một đối tượng tiêu chuẩn, có nhiều loại khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian nếu trong thơ đương đại thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, mọi cái đẹp đều được so sánh với thiên nhiên thì Thơ hiện thực lại có những chuẩn mục khác. Các nhà thơ đương đại cho rằng con người mới là chuẩn mực của cái đẹp, bởi con người là món quà kỳ diệu mà tạo hóa ban tặng, mọi vật trong vũ trụ đều phải được so sánh với con người.  Tiêu chuẩn vĩnh cửu là thước đo bất biến đúng với giá trị của mọi thời đại, không bao giờ thay đổi.  Tiêu chuẩn vĩnh cửu ấy không phải là những gì xa lạ mà nó chính là cảm xúc tâm trạng của người viết đã được tung lên trên từng trang giấy. Thực chất câu nói của Bằng Việt muốn khẳng định thước đo để đánh giá, giá trị của tác phẩm thơ ca mọi thời đại là tình cảm, cảm xúc. Có thể nói tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào?

Vậy Tại sao Bằng Việt lại cho rằng tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc? Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói tình cảm nhưng được thể hiện bằng ngôn ngữ đặc biệt không khô cứng, không khuôn sáo mà hết sức mềm mại, uyển chuyển. Nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo ra những vần thơ, hay ngôn từ chỉ là những xác chữ hồn nằm thẳng đơ trên trang giấy. Nói như Ngô Thị Nhậm “hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Hơn thế nữa văn học tấm gương phản chiếu của cuộc sống con người, với thơ ca hiện thực không chỉ là xã hội bên ngoài, mà nó còn phản ánh chân thực tâm hồn, cảm xúc phong phú của nhà Thơ.  Cảm xúc của người nghệ sĩ biến đổi ra phức tạp nhưng chính nó lại là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa người lao động nghệ thuật, với người lao động bình thường. Người nghệ sĩ chỉ làm việc khi có cảm xúc, đôi khi là sự lắng đọng tới cận tiềm thức cảm xúc, trong thơ không phải là một thứ cảm xúc nhàn nhạt nó phải là thứ tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút viết nên những vần thơ có giá trị và “thơ chỉ tràn ra khi trái tim đã cuộc sống tràn đầy”. Và có lẽ nhận định của Bằng Việt còn xuất phát từ quy luật tiếp nhận văn học, bạn đọc tìm đến thơ là tìm đến tiếng lòng tâm hồn mình trên trang giấy, nếu cảm xúc trong thơ không chân thành, sâu lắng, ám ảnh thì sẽ không bao giờ để sự đồng cảm ở độc giả như vậy thơ sẽ thiếu đi sự sống.

Phân tích bài thơ Sóng và Vội vàng để chứng minh nhận định

Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai nhà thơ lớn tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam cả hai là nhà thơ đều có số lượng lớn các tác phẩm viết về tình yêu bày tỏ cảm xúc mãnh liệt của mình trước cuộc đời con người đến với “Vội vàng”, của Xuân Diệu ta bắt gặp một cái tôi cá nhân bùng nổ mạnh mẽ với tình yêu cuộc đời thiên nhiên say đắm còn đến với “Sóng”, của Xuân Quỳnh đã lại bắt gặp những tình cảm chân thành đang nảy nở xâm chiếm trọn trái tim của người phụ nữ.

Phân tích bài Vội vàng để chứng minh nhận định

“Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng tác phẩm được in trong tập thơ thơ xuất bản năm 1938 thể hiện được những rung cảm tinh tế tình yêu say mê của thi sĩ với cuộc đời và tuổi trẻ.

Tố Hữu đã từng nói thơ là tiếng nói hồn nhiên của tâm hồn con người trước cuộc đời quá không sai và khi đọc “Vội Vàng” của Xuân Diệu ta thấy ngay được điều đó. Ấn tượng đầu tiên của chúng ta về tác phẩm chính là cảm xúc mãnh liệt, sôi nổi tuôn chào, mở đầu bài thơ là ước muốn rất tạo của Xuân Diệu

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại,

Cho hương đừng bay đi”.

Có lẽ đây là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ với thể thơ ngũ ngôn, dòng thơ ngắn gọn rất thích hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vô tận của tác giả nhà thơ muốn “tắt nắng, buộc gió”, để giữ lại màu sắc hương thơm của cuộc đời, tận hưởng trọn vẹn những phút giây của tuổi trẻ ước muốn ấy táo bạo nhưng suy cho cùng cũng rất hợp lý. Nhà thơ muốn đoạt quyền của tạo hóa, chân bước đi của thời gian bởi ông sợ.

“Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”,

“Đời trôi chẩy lòng ta không vĩnh viễn”

Để có thể sống mãi với cuộc đời, tận hưởng hết những vẻ đẹp hương sắc của cuộc sống cùng với tình yêu, cuộc sống, thiết tha, khao khát cháy bỏng muốn được tận hưởng, tận hiến, Xuân Diệu đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống làm say đắm lòng người.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật,

Này đây hoa của đồng nội xanh rì,

Này đây lá của cành tơ phơ phất,

Của Yến Anh này đây khúc tình si

Và này đầy ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm thần vui hàng gõ cửa”.

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được vẽ ra với những đường nét tinh tế, có sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng, màu sắc và âm thanh.  Có lẽ vì Xuân Diệu sợ bóng tối, sợ cô đơn nên cảnh vật trong bức tranh ông hiện lên đều có đôi, có cặp, điệp ngữ “này đây” được điệp lại năm lần như phơi bày, diễn tả sức sống ngời ngời của mùa xuân đang nằm trong tầm tay với của con người, bức tranh thiên nhiên hiện ra như một bữa tiệc trần gian với đầy đủ những thực đơn quyến rũ. Ở đó có cảnh ong đưa, bướm lượn tình tứ như tuần tháng mật, hoa trở nên thắm sắc ngát hương giữa đồng nội xanh rì, cây cối đâm chồi nảy lộc tạo nên những cành tơ tràn đầy sức sống góp vào bữa tiệc ấy, là tiếng hót thánh thót say đắm của chim yến chim oanh, Xuân Diệu còn tưới lên bức tranh ấy một nguồn nắng dạt dào. Đó là thứ ánh sáng phát ra từ cặp mắt của nàng công chúa mang tên bình minh, nàng vừa trải qua một giấc ngủ dài và khi nàng tỉnh dậy mở mắt chớp chớp đôi hàng mi muôn vàn ánh nắng phản chiếu, có lẽ chính thức ánh nắng kì diệu đó đã khiến cho bức tranh xuân trở nên tươi sáng, rực rỡ hơn và đoạn thơ được phép lại bằng một câu thơ đầy gợi cảm.

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Đây là cách so sánh gợi cảm mang tính nhục cảm, người ta thường nói tháng giêng đẹp, tháng giêng tươi. Còn Xuân Diệu lại cho rằng tháng giêng ngon như một cặp môi gần của người thiếu nữ, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của cuộc đời và chắc chắn không gì có thể đẹp bằng bờ môi chín mọng của người thiếu nữ kia. Ở đây, Xuân Diệu đã đem đến cho chúng ta một quan điểm cách tân nghệ thuật đây mới mẻ. Trong thơ trung đại thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, mọi cái đẹp đều phải được đem so sánh với thiên nhiên. Vì vậy khi miêu tả Thúy Vân Nguyễn Du đã lồng vào đó biết bao nét đẹp của thiên nhiên.

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn Trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười Ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

Nhưng đến với Xuân Diệu ông lại cho rằng con người mới là chuẩn mực của mọi cái đẹp, bởi con người là sản phẩm kỳ diệu mà tạo hóa ban tặng cho cuộc đời, và người ta là hoa đất nên để miêu tả sức sống căng tròn của mùa xuân. Ông đã so sánh với bờ môi chín mọng của người tình nhân quyến rũ, đây không chỉ là một quan niệm nghệ thuật mới đối với nền thơ trung đại mà còn mới đối với nền thơ hiện đại lúc bấy giờ. Đến đây ta càng hiểu rõ hơn khát vọng cháy bỏng của Xuân Diệu:

“Không muốn đi mãi mãi ở vườn Trần

Chân hoa rễ để hút mùa dưới đất”.

(Thanh niên – Xuân Diệu)

Đang say mê tận hưởng sức sống bất tận của mùa xuân, thi sĩ bỗng cảm thấy nuối tiếc cảm xúc có sự chuyển đổi nhanh chóng rõ rệt.

“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Câu thơ được tách ra làm đôi, với dấu chấm giữa dòng trước. Dấu chấm là cảm xúc hồ hở,i chiều mến, thiết tha tận hưởng đón nhận mùa xuân của nhà thơ, còn sau dấu chấm là sự hụt hẫng nuối tiếc đột ngột tác giả, cảm thấy tiếc nuối mùa xuân khi đang ở giữa mùa xuân. Bởi vậy Nhà thơ vội vàng, hối hả tâm hưởng hết nét đẹp đó,

“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Mặc dù có cặp mắt xanh non biếc rờn của người nghệ sĩ nhưng Xuân Diệu cũng không tránh khỏi sự nuối tiếc và hoài nghi trước sự chảy trôi của thời gian, tuổi trẻ cuộc đời nhà thơ đã đem đến cho người đọc một thước đo thời gian khá mới mẻ. Ông đã lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian, thậm chí lấy quãng ngắn nhất giàu ý nghĩa nhất của cuộc đời đó là tuổi trẻ.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già….

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”.

Chữ “Xuân” được lặp lại nhiều lần, mỗi lần chữ “Xuân” lặp lại là một lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi, thở dài đầy bất lực của thi nhân, nếu người xưa thường quan niệm thời gian là một dòng chảy tuần hoàn thì Xuân Diệu đã nồng nhiệt bác bỏ quan niệm đó. Ông nhận ra thời gian là một dòng chảy xuôi chiều một phút trôi qua là vĩnh viễn mất đi không thể nào lấy lại được, trong cái vô cùng, vô tận của trời đất, cái vô cùng, vô thủy của thời gian sự xuất hiện của con người thật là nhỏ bé và hữu hạn. Vậy thì lấy đâu ra xuân tuần hoàn khi tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại, đến đây Xuân Diệu đã lắc đầu ngao ngán.

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

Dường như thiên nhiên vạn vật cũng phải gật đầu thú nhận quy luật nghiệt ngã ấy.

“Mùi tháng năm đều sớm vị chia phôi,

Khắp núi sông đều than thầm tiễn biệt,

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn nỗi phải bay đi,

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”.

Với tài năng của người nghệ sĩ Xuân Diệu đã tưởng tượng và vẽ ra một cuộc chia tay để ám ảnh đó đây khắp đất trời, núi sông đều nhuộm màu ly biệt đó là cuộc chia tay đầy lưu luyến của không gian với thời gian, lời tiễn biệt của cuộc đời với con người, thiên nhiên vạn vật cũng đầy nuối tiếc buồn thương “cơn gió xinh thì thầm trong lá biếc”, không phải là những âm thanh vui nhộn thường ngày mà đó là những lời hờn dỗi, trách móc sắp phải chia tay với lá, những con chim trên cành đang cất tiếng hót mê ly bỗng dừng bật bởi độ “phai tàn sắp sửa”, dường như quy luật nghiệt ngã ấy đã khiến chúng cảm thấy nuối tiếc, buồn đau.

Đang trong tâm trạng tiếc nuối, xót xa nhà thơ bỗng bừng tỉnh bởi mùa chưa ngã chiều hôm, mùa chưa ngã chiều hôm trước là mùa đông đang còn trẻ trung chưa già con người phải vội vàng hối hả tận hưởng hết vẻ đẹp đó. Đến đây Xuân Diệu đã đem đến cho ta một quan niệm sống đẹp đầy ý nghĩa hãy trân trọng từng phút, từng giây của cuộc đời nguyện đem tuổi trẻ để tận hưởng, tận hiến.

Có lẽ vì thế mà bài thơ “Vội vàng”, được viết lại bằng một đoạn thơ với âm điệu giục giã, thể hiện khát khao giao cảm trực tiếp và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống trần thế của thi nhân.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều,

Và non nước và cây và cỏ rạng”.

Nếu ở khổ thơ trước giọng thơ chậm rãi, âm điệu có phần nuối tiếc thì đến khổ thơ này, nhịp thơ nhanh, hồ hởi như thúc giục người đọc hãy bước ra để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời một cách trọn vẹn. Nếu ở khổ thơ đầu nhà thơ sử dụng đại từ nhân xưng với khát vọng “tắt nắng”, “buộc gió: đầy táo bạo thì đến đây cái tôi ấy đã hòa vào cái ta chung để tận hưởng cùng nhau hương sắc của cuộc đời. Nhà thơ muốn ôm sự sống tươi non mơn mởn vào lòng, muốn riết mây đưa và gió lượn, muốn say cánh bướm với tình yêu, muốn gon vào lồng ngực căng tràn tuổi trẻ một cái hôn nhiều. Để rồi khi thi sĩ như con ong đi hút nhụy cuộc đời, no nê, chếnh choáng mới chịu bay đi.

“Cho chếnh choáng mùi thơm,

Cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của tuổi thời tươi,

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.

Xuân Diệu nhận thấy xuân như có ánh mắt, gương mặt, tâm hồn và ông biết rằng mình không thể tắt nắng buộc gió không thể chặn bước đi của thời gian vì vậy cách duy nhất để tận hưởng được hết vẻ đẹp của mùa xuân là ông phải chạy đua với thời gian sống gấp gáp, vội vàng.

Đứng trước vẻ đẹp của nàng xuân quyến rũ Xuân Diệu đã không tránh khỏi cảm giác vồ vập và đi đến một cử chỉ đáng yêu “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người”.

Để thể hiện thành công cảm xúc của bài thơ Xuân Diệu đã sử dụng các yếu tố nghệ thuật phép điện ngữ, điện cấu trúc, giọng điệu thơ sôi nổi xen lẫn sự nuối tiếc, xót xa, từ ngữ hình ảnh được đặt trong thế tương phản, đối lập cao đó, tất cả đã tạo nên sức hấp dẫn lôgic trong cảm xúc của nhà thơ.

Phân tích bài Sóng đề chứng minh nhận định

Đến với “Sóng” của Xuân Quỳnh ta sẽ bắt gặp những suy nghĩ từ trăn trở trong tình yêu của người phụ nữ vừa sâu lắng, vừa mãnh liệt, rất tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh tác phẩm được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968.

Đọc bài thơ ta thấy xuất hiện hình tượng sóng và hình tượng em, đây là hai hình tượng song đôi với nhau, bổ sung cho nhau, soi chiếu cho nhau. Sóng là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho tâm trạng của em, và em soi mình vào sóng để hiểu chính bản thân mình.

Mở đầu bài thơ ta bắt gặp những cung bậc cảm xúc trái ngược nhau nhưng hoàn toàn thống nhất được thể hiện thông qua hình tượng sóng, “sóng” luôn có những trạng thái đối cực, dữ dội, dịu êm, ồn ào và lặng lẽ đó cũng chính là tâm trạng phức tạp của em trong tình yêu bởi em luôn khát khao cháy bỏng được vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp để đến với những miền bao la rộng lớn của tình yêu, như con sóng từ sông muốn tìm ra tận bể.

“Dữ dội và dịu êm,

Ồn ào và lặng lẽ,

Sông không hiểu nổi mình,

Sóng tìm ra tận bể”,

Khổ thơ đã nói lên những sự bất thường của những trạng thái đối cực nhưng đọc lên ta vẫn thấy đằm thắm, thiết tha bởi vì dịu êm và lặng lẽ mới là bản chất là điểm đến cuối cùng của những dao động, tâm tư, mặc dù tình yêu có những khi giữ dội, nhưng nó mong có sự lặng, lẽ sự lặng lẽ có chiều sâu. Mặc dù tình yêu nhiều khi có sự ồn ào nhưng nó luôn tìm đến sự ngọt ngào, êm dịu có lẽ vì thế mà Xuân Quỳnh không viết dịu êm và dữ dội lặng lẽ và ồn ào.

Mặc dù trong bài thơ này người phụ nữ đã sống hết mình với tình yêu nhưng họ vẫn mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng, hồn nhiên. Xuân Quỳnh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa sóng và quy luật của tình yêu, con sóng ngày xưa vẫn ngày đêm vỗ vào bờ và muôn triệu ngày sau vẫn thế. Nó cũng giống như tình yêu bởi nỗi khát vọng tình yêu bồi hồi trong ngực trẻ, đó chính là khát vọng muôn thuở vĩnh hằng của con người đặc biệt là của tuổi trẻ. Khát vọng ấy được Xuân Quỳnh cảm nhận bằng cả trực giác trái tim mình và tâm trạng bồi hồi của Xuân Quỳnh đã trở thành tâm trạng điển hình cho biết bao người phụ nữ trong tình yêu, để rồi người phụ nữ phải thú nhận bằng một cái lắc đầu khe khẽ rất nữ tính, đáng yêu.

Sóng bắt đầu từ gió,

Gió bắt đầu từ đâu,

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”.

Trong tình yêu người phụ nữ luôn khát khao, mong muốn một sự thủy chung son sắc và sự thủy chung son sắc của họ trước hết được gửi gắm qua nỗi nhớ nhung nồng nàn, cháy bỏng, choáng ngợp cả không gian, thời gian, chiếm cả chiều sâu vào bể rộng tâm hồn.

“ Con sóng dưới lòng sâu,

Con sóng trên mặt nước,

Ôi con sóng nhớ bờ,

Ngày đêm không ngủ được”.

Thể hiện nỗi nhớ qua hình tượng sóng chưa  thỏa, Xuân Quỳnh còn trực tiếp đứng ra bộc bạch.

“Lòng em nhớ đến anh,

Cả trong mơ còn thức”.

Từ xưa đến nay nỗi nhớ đã trở thành phương tiện để bày tỏ tình yêu trong ca dao ta bắt gặp.

“Nhớ ai bồi hồi, bồi hồi,

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”,

Sau này ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng thể hiện nỗi nhớ ấy một cách nồng nàn, tha thiết.

“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh,

Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi”,

Trong thơ Nguyễn Bính nỗi nhớ ấy phảng phất rất mộc mạc.

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người”.

Nỗi nhớ ấy của Nguyễn Bính còn vượt qua cả không gian và thời gian, lá xanh này đã thành cây lá vàng thế nhưng nhớ tới mức cả trong mơ còn thức, có lẽ chỉ có ở Xuân Quỳnh mà thôi, với Xuân Quỳnh nỗi nhớ không chỉ ngự trị trong trái tim mà còn trong cả ý thức và cả giấc mơ đến nỗi nhớ trong mơ ấy mới là sự thật của cõi lòng là điểm tận cùng của tình yêu, sự thủy chung son sắt của người phụ nữ. Trong thơ Xuân Quỳnh còn được thể hiện ở nỗi đau đáu hướng về một phương trời duy nhất

“Dẫu xuôi về phương bắc,

Dẫu ngược về phương Nam,

Nơi nào em cũng nghĩ,

Hướng về anh một phương”.

Ở đây Xuân Quỳnh đã sử dụng kết câu “dẫu”… Thì cùng với những đối lập xuôi ngược, gắn với không gian đối cực Bắc, Nam để khẳng định nỗi nhớ. Thường thì người ta hay nói ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam, nhưng ở đây Xuân Quỳnh lại nói ngược lại đối với người phụ nữ đáng yêu dù cuộc đời có thay đổi, dù vũ trụ có biến thiên cũng không hề quan trọng. Điều quan trọng là em và nỗi nhớ của em chỉ dành cho phương anh. Trong cái mênh mông của đất trời đã có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, đã có bốn phương đông, tây, nam, bắc, vậy mà ở đây Xuân Quỳnh đã sáng tạo ra một phương trời mới đó là phương anh, phương của nỗi nhớ tâm trạng.

Voltaire cho rằng “thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả và đa cảm”, mặc dù đang sống trong trạng thái hạnh phúc nhưng trong Xuân Quỳnh vẫn hiện ra một thoáng lo âu về cái hữu hạn của đời người, của tình yêu.

“Cuộc đời tuy dài thế,

Năm tháng vẫn qua đi,

Nhưng biển kia dẫu rộng,

Mây vẫn bay về xa”.

Bắt nguồn từ một thoáng lo âu trước sự trôi chảy của thời gian và sự ngắn ngủi của đời người, Xuân Quỳnh chỉ buồn nhưng không đau đớn, tuyệt vọng, ngược lại với tâm hồn trẻ trung tràn đầy sức sống và đã tìm được cho mình một giải pháp hữu hiệu để đạt tới sự vĩnh hằng trong tình yêu.

Làm sao được tan ra,

Thành trăm con sông nhỏ,

Giữa biển lớn tình yêu,

Để ngàn năm còn vỗ”.

Xuân Quỳnh khát khao được biến mình vào tình yêu, được hóa thân cho tình yêu, mang tình yêu riêng hóa vào tình yêu chung của tất cả mọi người để tình yêu của riêng mình được sống mãi như một nhà thơ người Nga đã viết.

“Một giọt nước tan vào biển lớn,

sẽ mãi là giọt nước của thanh xuân”.

Qua đó ta thấy tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không mang màu sắc vị kỷ, trái lại nó lớn lao, cao cả, bởi một khi tình yêu riêng hòa vào tình yêu chung ấy tình yêu thương sẽ trở nên bất tử, vĩnh hằng.

Thể thơ năm chữ với dòng thơ liền mạch, ít ngắt nhịp cùng với sự trở đi, trở lại của hình tượng “sóng” đã tạo nên nhạc điệu du dương của tâm hồn, cảm xúc lúc dịu êm, lúc sôi nổi tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Đánh giá chung

“Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc”, ý kiến của Bằng Việt không chỉ có giá trị một thời, mà còn đúng với mọi thời, mọi dân tộc. Bằng Việt chỉ đề cao cảm xúc chứ không hề tuyệt đối hóa vai trò của cảm xúc, không coi nhẹ tài năng của người cầm bút, bởi nếu chỉ có cảm xúc tuôn trào mà không có tài năng thi ca thì câu chữ sẽ trở nên vụng về, non nớt và không thể có được những bài thơ hay chạm đến trái tim của người đọc. Bằng Việt còn đề cao giá trị của người sáng tác và người tiếp nhận thi sĩ, trước hết phải là người có tâm hồn giàu rung cảm, lòng sâu sắc trọn vẹn với từng khoảnh khắc của cuộc đời để có những cảm xúc dồi dào, mãnh liệt trên mỗi trang thơ . Từ đó độc giả có thể lắng lòng mình lại cảm nhận những tâm sự mà người nghệ sĩ gửi gắm vào trang viết.

Kết bài

Sóng của Xuân Quỳnh và Vội Vàng của Xuân Diệu đã thể hiện được cảm xúc trọn vẹn nhất của mỗi nhà thơ trong từng giây, từng phút của cuộc sống. Cả hai tác phẩm đã góp phần làm sáng tỏ cho ý kiến của Bằng Việt, Sóng của Xuân Quỳnh và Vội Vàng của Xuân Diệu đã len lỏi sâu vào tâm hồn của bạn đọc, là điểm tựa tinh thần không thể thiếu của nhiều trái tim đang khắc khoải trong tình yêu nồng nhiệt với cuộc sống và sẽ có một khoảng trống lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam nếu thiếu đi hai tác phẩm này./.

Xem thêm : Vội vàngSóngBài văn mẫu HSG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *