Bài văn của học sinh giỏi : Phân tích Hai đứa trẻ và Chí Phèo để chứng minh nhận định

Bài văn mẫu HSG

Đề bài

Có ý kiến cho rằng

“Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân, thiện, mỹ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông”

Trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. Phân tích hai truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ điều này?

Bài làm

Mở bài : Giới thiệu nhận định,Hai đứa trẻ và Chí Phèo

Nhà văn Nam Cao từng nói rằng: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối”. Đúng vậy nghệ thuật phải nên là ánh trăng tỏa sáng đẹp nhất lung linh nhất, nhưng cũng phải chân thật, dịu dàng nhất. Dấn thân vào con đường nghệ thuật, người nghệ sĩ phải luôn là những người lao động sáng tạo và là “ những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Bàn về thiên chức của nhà văn và nhiệm vụ của  văn chương Lã Nguyên đã có ý kiến: “ mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân, thiện, mỹ quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khởi nguồn cho dòng sông, phân lọc đổ ra đại dương nhân bản mênh mông, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao.

Thân bài

Giải thích ý kiến của Lã Nguyên

Nhà văn Nguyễn Tuân đừng bày tỏ quan điểm của mình: “ ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo”. Trong lĩnh vực nghệ thuật cũng vậy văn trương luôn cần sự đổi mới và cách tân của người nghệ sĩ. Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Mỗi chúng ta sinh ra đều có rất nhiều cách chọn cuộc sống cho riêng mình, cũng như đối với nghệ sĩ đều có quan điểm đến với nghệ thuật cá nhân. Nguyễn Đình Thi từng nói: “ bắt rễ từ cuộc đời, hàng ngày văn nghệ lai tạo sự sống cho con người”, “ Nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên” (Ruskin) và “ cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học” ( Tố Hữu). Nghệ sĩ là người luôn bày tỏ suy nghĩ quan điểm, cảm nhận của mình trước mọi biến thái của cuộc đời theo những cách khác nhau và từ đó mang đến cho người đọc những rung cảm khác nhau. “ nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo” ( Nguyễn Tuân), vì vậy mỗi nhà văn cần phải không ngừng sáng tạo biến tấu và theo dõi theo tác phẩm văn học của mình những điều mới mẻ, mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là “ phát minh mới về hình thức và khám phá về nội dung”. Văn học không quá đòi hỏi sự cầu kỳ, văn học đòi hỏi sự sáng tạo. Mỗi nhà văn đến với nghệ thuật muốn ghi dấu ấn trong nền văn chương thì cần phải có phong cách, quan điểm sáng tác riêng không lẫn với bất kỳ người nào khác, “Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫn theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết” (Lêônit lêônốp).

Người nghệ sĩ không được dẫm theo dấu chân của người khác, phải là người biết “khơi những nguồn chưa ai khơi”, hoặc đổi mới những điều mà “ ai cũng biết cả rồi”. Nghệ thuật chân chính đòi hỏi những tiêu chí cao như vậy. Bởi lẽ nếu tác phẩm nghệ thuật không có sức sáng tạo, nhà văn không tạo ra phong cách con đường riêng của mình thì văn chương sẽ chẳng có ý nghĩa gì với cuộc đời. Tạo ra phong cách riêng, con đường riêng, sáng tác riêng của mình người nghệ sĩ sẽ tạo ra sự sáng tạo trong tác phẩm thể hiện được khả năng cá nhân và gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Văn học giai đoạn 1930 – 1945 là dòng văn học hiện thực phê phán, viết về người nông dân nghèo khổ, là đề tài được nhiều nhà văn lựa chọn để khai thác. Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao họ đều dành phần lớn tác phẩm của mình viết về người nông dân. Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố xây dựng nên tình tượng anh Pha, chị Dậu là những người nông dân nghèo khổ bị chèn dưới sức ép của siêu cao, thuế nặng, chế độ thực dân nửa phong kiến vô lý, nhẫn tâm và bị áp bức bởi cường hào, địa chủ ác bá. Có lẽ chúng ta nghĩ rằng cuộc đời người nông dân như vậy là quá khổ, quá bất công . Nhưng khi Nam Cao bước chân vào nghệ thuật viết nên truyện ngắn “Chí Phèo”,  ta mới nhận ra rằng cùng viết về đề tài người nông dân Cách mạng tháng 8,  ông cũng “khơi” cùng một nguồn như Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố . Nam Cao cho chúng ta thấy rằng người nông dân trước cách mạng tháng tám không chỉ mang nỗi khổ về vật chất và đau đớn nhất, xót xa nhất, chính là nỗi khổ trong tâm hồn vết thương lòng và sự mất mát trong đời sống tinh thần. Nhờ sự sáng tạo ấy mà Nam Cao đã trở thành nhà văn nổi tiếng và tạo nhiều thiện cảm trong lòng độc giả. Văn chương luôn cần sự đổi mới, đây là nhu cầu cũng là vấn đề bức thiết của nghệ thuật cầm bút. Người nghệ sĩ cần phải luôn thay đổi chủ đề cảm hứng cách nhìn của mình trước thời thế và cuộc đời, bởi mỗi một khoảnh khắc của cuộc sống trôi qua sẽ có một sự biến chuyển mà chỉ nhà văn thực thụ mới có thể cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ” ( Thanh Lam).

“Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân, thiện, mỹ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khởi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông”, tức là dù nhà văn có sáng tạo đổi mới đến đâu thì đều không vượt ra ngoài quy luật Chân, Thiện, Mỹ. Cái chân, thiện, mỹ, cái nhân bản vẫn luôn là đích đến của mọi khám phá nghệ thuật. Nhà văn M.Gorki nói rằng: “Xét đến cùng ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống bởi vậy tác phẩm nghệ thuật phải đề cập đến những giá trị nhân đạo, sâu sắc trong cuộc sống con người. Dù có như thế nào tác phẩm văn học vẫn phải hướng con người đến cái “chân, thiện, mỹ, đến quy luật nhân bản” ở đời. Quy luật ấy giống như khơi dậy neo giữ, vẽ lên một vòng tròn và nhà văn dù di chuyển thế nào cũng không thể vượt qua khỏi vòng tròn đó, mà chỉ xoay trong bán kính. Nếu vượt ra ngoài giới hạn đó không còn là một tác phẩm nghệ thuật nữa, người sáng tác cũng không được gọi là người nghệ sĩ nữa mà là những người mua việc, những trò bịp bợm vô nghĩa không hơn không kém. Văn học hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. “ chân” là cái chân thực xuất phát từ cuộc sống hàng ngày, hay nói cách khác là nhận thức cách nhìn của nhà văn trước cuộc đời, “ Thiện” là sự cảm hóa là giá trị nhân đạo qua mỗi tác phẩm là những điều tốt đẹp và người nghệ sĩ muốn gửi gắm. Còn “ Mỹ” Chính là chức năng thẩm mỹ cái tạo thiện cảm cho người đọc qua ngôn ngữ, biện pháp, nghệ thuật, cách hành văn của tác giả. Khi đáp ứng được cả ba điều đó tác phẩm văn học sẽ hướng con người đến quy luật nhân bản chiều sâu của cuộc sống.

Tác phẩm hoàn thiện có thể hướng con người đến Quy luật Chân, Thiện, Mỹ là nhờ vào sự truyền tải nhận thức của nhà văn đến người đọc. “Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông”. Vấn đề này đề cập đến sứ mệnh của nhà văn, thiên chức của người cầm bút. Mọi dòng sông đều đổ ra biển rộng, cũng như mọi sáng tạo của nhà văn đều phải hướng đến con người nhân sinh, hướng đến những điều đẹp đẽ ở đời. Cuộc đời là nơi xuất phát của văn học con người là trung tâm khai thác và khám phá của các nhà văn. Dù viết về bất kỳ vấn đề gì khai thác ở góc độ nào người nghệ sĩ đều phải hướng đến những giá trị nhân đạo chung, đều phải truyền tải những tư tưởng sâu sắc của nhân sinh. Nói cách khác văn học phải “vị nhân sinh”, nhà văn phải là “ những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, là những “ người cho máu”. Nếu không đạt được điều này đó không phải là tác phẩm văn học thực thụ. Nhà văn không phải là nhà văn chân chính, văn chương sẽ trở thành loại “không đáng thờ”, “ không đáng nhớ”.

Ý kiến của Lã Nguyên đã đặt ra vấn đề về trách nhiệm của nhà văn trong sáng tác văn chương, nhiệm vụ của văn chương trong phục vụ đời sống con người và thiên chức, sứ mệnh cao cả của nhà văn.

Phân tích Hai đứa trẻ và Chí Phèo để chứng minh nhận định

Đều mang trong mình những suy tư về thời cuộc, những tâm sự thầm kín về đời người. Thạch Lam và Nam Cao là hai nhà văn chân chính mỗi tác phẩm của hai ông luôn đem đến cho người đọc những rung cảm mãnh liệt, cảm xúc bồi hồi khó tả và ẩn sâu bên trong những trang văn chân thực là những giọt nước mắt mặn chát, xót xa cho những kiếp người lầm lũi, cơ cực: “cuộc đời cấu thành nên nhà văn”. Quả thật vậy! Thạch Lam là người từng có một tuổi thơ êm đềm đầy đủ với sự yêu thương của cha mẹ, nhưng sau này do thời cuộc loạn lạc cha Thạch Lam mất nghề, cả nhà chuyển về sống ở một con phố huyện thuộc một vùng quê nghèo sinh sống. Có lẽ bởi vậy nên Thạch Lam luôn đau đáu nhớ về những tháng này tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Và Nam Cao từ nhỏ đã sống trong nghèo khổ, thiếu thốn, nhà đông con nhưng Nam Cao vẫn được đi học, lớn lên ra đời tự lập nghiệp ông vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo túng cả hai nhà văn đều có cuộc đời đầy thăng trầm, vì vậy họ luôn có những rung cảm sâu sắc với cuộc đời và trở thành những nhà văn chân chính, những nhà nhân đạo, bác ái, tác phẩm của họ mang ý nghĩa triết lý là những tác phẩm nghệ thuật “ vị nhân sinh” .

“Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình”, như mỗi bông hoa chọn cho mình màu sắc hương thơm riêng, cũng như mỗi nhà văn đều chọn cho mình phong cách sáng tác riêng biệt. Sê khốp từng nói rằng: “nếu tác giả không có lối đi riêng, thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”. “Nếu anh không có giọng riêng, anh có trở thành nhà văn thực thụ”. Thạch Lam và Nam cao là 2 nhà văn có phong cách sáng tác riêng biệt và nổi bật giữa những bộn bề. Những lo toan, vật chất của cuộc sống hàng ngày, Thạch Lam chọn cho mình một góc nhỏ yên tĩnh không phải để trốn tránh mà để có những suy tư trầm mặc về cuộc đời. Dường như ông không thích viết về những điều sôi nổi, ồn ã, văn ông rất nhẹ nhàng, du dương, như một bản nhạc nhẹ nhàng, lắng sâu vào lòng người. Những truyện ngắn ông viết như những bài thơ được viết dưới dạng văn xuôi, đậm chất thơ, chất trữ tình. Đọc văn Thạch Lam ta cảm thấy một cảm xúc khó diễn tả không hẳn là khiến ta cảm xúc dâng trào, lên đỉnh cao của cảm xúc bởi bất công, không có cốt truyện rõ ràng, không có cao độ mâu thuẫn xung đột. Những diễn biến trong truyện ngắn như những gợn sóng rất nhỏ trên mặt hồ, gần như là những hành động việc làm trong sinh hoạt hàng ngày giống như “Mưa dầm thấm lâu”. Thạch Lam khơi dậy trong lòng người đọc cảm xúc man mác, từng chút, từng chút một, rồi sau đó đọc lại thành nỗi niềm bâng khuâng khó tả lắm, sâu trong tâm thức độc giả. Như vòi nước bị rỉ, nhỏ từng giọt một, nhưng chốc lát đã đầy một chậu nước. Nếu các tác phẩm của các nhà văn cùng thời khác như những bon chen, mệt nhọc ở đời thì những tác phẩm của Thạch Lam là trốn êm đềm cho những tâm hồn tổn thương trú ngụ.

Khác với Thạch Lam Nam cao không sâu lắng, không trầm mặc, không muốn âm thầm, lặng lẽ trải qua từng biến cố cuộc đời. Văn Nam Cao gây tạo cho người đọc những cảm xúc không hề mơ hồ, man mác là rất thực, rất mãnh liệt bởi những tình huống kịch tính hấp dẫn. Ông cũng chọn đề tài viết về người nông dân như những nhà văn cùng thời khác, mặc dù vậy Nam Cao tôi chọn cùng một con đường, nhưng không giẫm lên dấu chân của những nhà văn khác, ông đã nhào nặn, nên phong cách sáng tác của riêng mình, đã biến cái không mới, thành cái mới, tạo ra cái mới, từ cái không mới, bằng cách nhìn quan điểm riêng của mình .Nam Cao giúp chúng ta nhận ra rằng đằng sau lũy tre là không thể em đềm, yên bình như trong những bài thơ trữ tình, lãng mạng miêu tả người nông dân trước cách mạng phải chịu muôn vàn nỗi khổ đau, sự bế tắc, những sự chèn ép, đùn đẩy họ đến chân tường, đến bước đường cùng của một đời người muốn cất cánh bay cao mà bị nỗi lo cơm áo gì sát đất. Thật trái ngang cùng một chủ đề nhưng Nam Cao đã khai thác ở một góc độ khác. Ông đến với văn chương bằng tình yêu thương sâu sắc, cho những kiếp khổ lầm than, cho những thân phận bị đói nghèo, tha hóa. Qua mỗi tác phẩm Nam Cao đi sâu vào ngõ ngách, tâm hồn của nhân vật diễn tả những biến chuyển dù nhỏ nhặt nhất. Bởi vậy người đọc rất thích thú với những tác phẩm của nhà văn Nam Cao.

“ Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân, thiện, mỹ, quy luật nhân bản”. Xây dựng thế nào đi chăng nữa, đích đến cuối cùng của mỗi tác phẩm văn học chân chính đều hướng về con người, số phận và những khát vọng giản dị được sống cuộc sống no đủ, yên bình. Truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao là hai tác phẩm văn chương mang giá trị nhân sinh cao cả, gửi gắm đến người đọc những quy luật Chân, Thiện, Mỹ, quy luật nhân bản. Hay rút từ tập “nắng trong vườn” ( 1938). Viết về cảnh sống, cảnh sinh hoạt một Phố huyện nghèo trước cách mạng tháng tám với nhân vật chính là hai chị em Liên và An. Còn truyện ngắn Chí Phèo (In thành sách lần đầu năm 1941) kể về những bi kịch những khổ đau của người nông dân giai đoạn thực dân nửa phong kiến, qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo. Hai tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, khiến người đọc suy ngẫm về số phận cuộc đời của những kiếp sống mòn mỏi trong xã hội cũ.

Puskin từng nói: “nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên”, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều lấy nguyên liệu từ hiện thực đời sống con người. Bởi vậy tác phẩm nghệ thuật phải thể hiện cái chân thực trong quy luật của chân, thiện, mỹ,. trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam cái chân thực được thể hiện qua cảnh sống của người dân nơi Phố huyện nghèo. Mở đầu thiên truyện là bức tranh chiều tà ở phố huyện . Bao trùm lên không gian nơi đây là sự yên à êm đềm với “ tiếng trống thu không”, “ tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, và hoàng hôn thì đỏ rực ở phương Tây”,  những đám mây ánh hồng hòn than sắp tàn. “ngày tàn chợ cũng tàn”, “người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”,chỉ còn sót lại trên nền đất rác rưởi  vỏ thị, vỏ bưởi và vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa và còn đứng nói chuyện với nhau ít câu. hai chị em Liên và ăn ngồi nhìn ra phố. Sau một ngày tất tưởi bon chen, nhà nào, nhà nấy lên đền cả rồi. Bóng tối dần bao trùm lên phố huyện nhỏ trong nền tối, sáng đó có những nguồn ánh sáng chiếu ra phố làm “cát lấp lánh” và con đường mấp mô thêm. Nào là ánh sáng từ đèn treo của bác phở Siêu ,đèn Hoa Kỳ leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây trong hiệu sách, rồi cả ánh đèn hoa kỳ của chị Tí, đèn dầu mập mờ của chị em Liên. Tất cả tạo nên bức tranh sơn dầu với những khoảng sáng, tối rõ rệt, khung cảnh phố huyện thật buồn não nề, không có tiếng nói cười rôm rả, không có xe cộ đi lại tấp nập. Mỗi người ở con phố này chỉ có một gian hàng nhỏ, đơn sơ hết mức như gian hàng của chị tí chỉ là bát nước chè, điếu thuốc lào. Vợ chồng bác xẩm sống bằng nghề hát rong, gian hàng của hai chị em Liên cũng chỉ được dựng tạm bợ tủ tường bằng những tờ báo nhật trình. Cảnh sống nơi đây thật buồn tẻ, những kiếp người lầm lỡ gần được Thạch Lam phác họa nên, họ chỉ biết làm ăn, bươn trải qua ngày, vất vả, cực nhọc vùng vẫy nơi Phố huyện nghèo túng mà không dám mơ đến cuộc sống nơi phồn hoa đô thị xa hoa đến cỡ nào. Hiện thực xã hội của người dân trước cách mạng được Thạch Lam khắc họa nên một cách rõ nét, chân thực đó là cuộc sống bế tắc không tìm được cách nào để vươn lên đến cuộc sống tươi sáng, ngày qua ngày chỉ lo kiếm cơm ăn, áo mặc kể cả những đứa trẻ thiếu niên và anh cũng không được cắp sách đến trường mà phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ mưu sinh. Một cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt và vô cùng khó khăn bế tắc. Có lẽ chính bản thân Thạch Lam đã từng trải qua nên vì vậy ông đã lấy luôn điều đó làm chất liệu cho tác phẩm của mình tạo sự chân thực qua từng câu chữ trang văn.

Thạch Lam xây dựng chất “ thực” trong văn bằng việc miêu tả cảnh sống của những người dân nơi Phố huyện nghèo của hai chị em Liên và An. Còn Nam Cao ông chỉ dồn hết tâm vào một nhân vật Chí Phèo, với những biến chuyển xoay quanh nhân vật đó, để thể hiện rõ hiện thực xã hội bây giờ. Cụ thể hơn cái chân thực được thông qua những bi kịch của nhân vật Chí Phèo trên con đường tương lai, đòi lương thiện. Cuộc đời của Chí là một chuỗi những bi kịch đau đớn, từ lúc sinh ra đã không biết cha mẹ mình là ai. Mẹ hắn bỏ rơi hắn “ trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp bên một chiếc lò gạch cũ”. Lớn lên hắn phải đi lang thang hết ở cho nhà này, lại đến ở cho nhà khác, cũng như bao người bình thường, Chí cũng có những giấc mơ giản dị là có một cuộc sống êm đềm “ chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải”, cùng nhau xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Nhưng vì ghen vu vơ của lão già Bá Kiến Chí bị bỏ tù sau 6, 7 năm ra tù chí đã trở thành người hoàn toàn khác, với những thay đổi về diện mạo xăm trổ đầy mình “cái đầu trọc lốc”, “ cái răng cao trắng hớn”. Không những thay đổi về diện mạo chí còn có những hành động kỳ quái đáng sợ, suốt ngày uống rượu. Rượu vào say, lại chửi lung tung, hắn rạch mặt ăn vạ, cướp giật của mọi người để có cái bỏ vào miệng. Nhà tù thực dân đã biến hắn thành kẻ tội đồ, lưu manh hóa thành con quái thú dữ của làng Vũ Đại. Hắn bị trên làng, dưới xóm miệt thị và xa lánh. Sau này khi hắn muốn quay trở lại làm người lương thiện, muốn kết hôn cùng với Thị Nở nhưng bị từ chối do định kiến xã hội không cho lấy kẻ “ không cha, không mẹ”. Chí Phèo vô cùng phẫn uất giết Bá Kiến và tìm đến cái chết trong đau đớn. Cái chết cũng là cái kết thúc cho chuỗi bi kịch đau đớn của Chí, Nam cao cho ta thấy rằng không phải ngoài đời có một tên Chí Phèo như thế mà là được gộp lại từ rất nhiều tên “ Chí Phèo”. Cái chân thực được thể hiện ở những tình huống diễn biến trong truyện ta nhận ra một xã hội hết sức bất công tàn nhẫn vùi dập ước mơ của chí trong trứng nước một xã hội mà “ ai có quyền kẻ đấy thắng”. Cường quyền bạo lực làm tha hóa nhân phẩm của Chí, hành hạ tâm can chí, dập tắt tia hi vọng nhỏ nhoi của chí, khiến hắn lâm vào bước đường cùng và buộc phải tìm đến cái chết để chấm dứt tất cả. Đó cũng chính là hiện thực xã hội Việt Nam thời kỳ nửa thực dân phong kiến quá tàn nhẫn và bất công với số phận những con người vốn lương thiện hiền lành.

Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, nhưng tác phẩm nghệ thuật viết chỉ để diễn tả về cuộc sống thôi thì chưa đủ. Ngoài cái chân thực người nghệ sĩ phải gửi gắm vào đó cái thiện, mỹ, phải “ khởi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông”, phải hướng con người đến quy luật nhân bản ở đời. “ Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là tác phẩm mang tình yêu thương con người mà tác giả muốn gửi gắm, phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ,  nó tình bác ái sự công bằng. nó làm cho người gần người hơn” ( Nam Cao). và hơn cả người nghệ sĩ phải thực hiện một cách đúng nghĩa Thiên chức của mình là người “ nâng giấc ngủ”, là người có tấm lòng độ lượng và khoan dung vô bờ.

Thạch Lam, qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã thể hiện những trăn trở, xót xa trong tâm thức, ngòi bút của ông như tuôn trào cảm xúc và thấm đẫm nước mắt. Ông xót xa cho những mảnh đời lầm lũi, cực khổ dường như những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật Liên cũng chính là những suy nghĩ trong ông. Xót thương những đứa trẻ nghèo phải tìm kiếm những thứ còn sót lại trên đất, xem có thứ gì có thể ăn được hay không. Chợ của những người nghèo, giác rưởi là đồ những người nghèo bỏ đi, vậy mà những đứa trẻ còn nhật lại của người nghèo như thế thì còn nghèo đến mức nào nữa? Thật sự xót xa, liên muốn cho chúng gì đó nhưng bản thân mình cũng chẳng có gì để cho cả, cũng như trước những mảnh đời như vậy Thạch Lam muốn làm điều gì đó nhưng ông vẫn lâm vào bế tắc, không tìm được lối thoát thích hợp. Mặc dù không thể hiện hẳn qua câu chữ nhưng trong lòng Thạch Lam vẫn đau đáu nỗi trăn trở về cuộc đời những đứa trẻ em nghèo nơi chốn quê không được học hành, còn nhỏ tuổi đã phải lo cơm áo gạo, tiền cùng gia đình. Và khi để ý kỹ ta nhận ra không có bữa tối nào cho hai chị em Liên cả, dọn hàng xong và chỉ ngồi ngắm trời đất đợi tàu qua. Buổi tối nơi phố huyện nghèo rất buồn tẻ, vắng lặng và tối tăm, không sôi nổi nhộn nhịp như Hà Nội mà trước đây chị em Liên đã từng sống một cuộc sống thực tại rất bế tắc, con người dường như bị  bủa vây bởi màn đêm đen của đói nghèo, lạc hậu, sống như những kiếp lầm lũi vẫn quẩn ngày qua ngày, lại chỉ mong có một cuộc sống ấm êm yên ổn. Thạch Lam thấu hiểu hết những éo le đó, nhưng ông không tìm được cách giải quyết cho họ, ông chỉ đồng cảm và thương xót. Văn học phải hướng đến quy luật nhân bản, bởi lẽ này mà tác giả đã xây dựng nên cảnh tàu chạy qua phố huyện. Đoàn tàu từ Hà Nội về chạy trong đêm khuya mọi người trong con phố nhỏ đều thức đợi Tàu, mong bán thêm được chút gì đó cuối ngày. Nhưng chị em liên đợi tàu không chỉ có mục đích bán hàng, mà còn để ngắm nhìn, ngắm nhìn sự sang trọng, xa hoa, ngắm nhìn sự văn minh tiến bộ và sự thèm muốn. Chị em Liên cũng như những người dân nơi Phố huyện đều ngưỡng vọng về cuộc sống xa hoa chốn Thành Đô. Thạch Lam để đoàn tàu chạy qua trong phút chốc như ngôi sao băng vụt ngang bầu trời để lại cho con người sự tiếc nuối.

Qua đó tác giả cũng thể hiện được những ước mơ tươi đẹp mong được đổi đời được sống vượt qua sự bế tắc dù chỉ một lần , như  Xuân Diệu từng nói:

“ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

Còn với Nam Cao ông cũng thể hiện tấm lòng yêu thương con người sự hướng đến cái thiện mỹ cái quy luật nhân bản của sự xót xa và thấu hiểu với nhân vật Chí Phèo của mình. Có nhà phê bình thường nói “ Nam Cao như một cái phích, bên ngoài lại còn bên trong luôn nóng bỏng”. Quả thật vậy đọc những trang văn Nam Cao viết về Chí Phèo ta không thấy câu bộc lộ cảm xúc nào thậm chí vài đoạn có phần khinh miệt: “Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!”. Nhưng nếu tìm hiểu thật kỹ về con người và phong cách của ra sao ta mới nhận ra giá trị nhân đạo ẩn sâu trong tác phẩm. Ta tự hỏi Nam Cao có tàn nhẫn mà phũ phàng quá không để cho nhân vật của mình đau khổ đến như thế? có, có chứ? Nam Cao rất xót xa nhưng, ông muốn lên tiếng kêu than để cổ giúp người nông dân, với ông muốn ông và mọi người đều phải hiểu và cảm thông. Ngòi bút Nam cao đâu có lạnh lùng mãi được ông đã để cho Chí gặp Thị Nở Xem chừng có vẻ tình cờ, nhưng lại là sự sắp đặt của số phận. Có lẽ cái giây phút Chí được ăn bát cháo hành, muốn quay trở lại làm người, Nam Cao đã có chút mềm lòng, vì vậy mà ông để cho Thị nở chăm sóc chí đến thế, còn cười thẹn thùng khi Chí có ý được sống cùng thị. Quả thật Nam cao rất thương xót cho số phận nhân vật đáng thương của mình, ông đã để cho chí mơ mộng, ước vọng về một tương lai tươi sáng. Ông thấu hiểu nỗi khát khao bé nhỏ là được làm người lương thiện, được sống cuộc sống bình dị như bao người, nhưng Nam Cao muốn thay người nông dân tố cáo xã hội bất công đó đã chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của con người. Nhà văn để cho Thị Nở từ chối Chí Phèo bởi vì định kiến xã hội quá gay gắt, ông hiểu nhân vật của mình đau đớn và tuyệt vọng như thế nào. Nhưng Nam Cao không cho người nông dân nhục nhã, nhu nhược kết cục ông để cho Chí Phèo giết Bá Kiến và tự tìm đến cái chết. Giết Bá Kiến là để rửa hết hận thù và tiêu diệt cái ác, cái xấu. Chí Phèo chết trong tức tưởi mà “ di ngôn” để lại chỉ là một câu hỏi đau xót thấu trời: “ ai cho tao lương thiện ?”. đó là câu nói hết sức xót xa và ám ảnh vô cùng, viết Chí Phèo Nam Cao đã hướng đến quy luật đề cao con người, thương xót cho số phận bất hạnh, ca ngợi những ước mơ nhỏ bé của con người và đồng cảm với suy nghĩ của nhân dân xua đi cái xấu, cái ác để xây dựng một đời ấm no yên vui.

Đánh giá chung về Hai đứa trẻ và Chí Phèo

Truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao là 2 tác phẩm nghệ thuật chân chính, thể hiện rõ quan niệm về chân, thiện, mỹ và hướng người đọc đến Quy luật nhân bản. Thạch Lam và Nam cao là những nhà văn thực thụ có phong cách riêng nổi bật và sự sáng tạo riêng. Mặc dù truyện ngắn hai đứa trẻ theo hướng văn học lãng mạn còn Chí Phèo theo khuynh hướng văn học hiện thực phê phán nghiêm cả hai tác phẩm đều mang giá trị nhân đạo sâu sắc và đặt đầy đủ những yêu cầu về nhiệm vụ của văn chương. “ văn chương cổ kim đều viết bằng huyết lệ”. Vì vậy tác phẩm văn chương phải phục vụ cho đời sống con người hướng con người đến cái chân thiện mỹ giúp cuộc sống trên cạn ngập yêu thương viết lên những tác phẩm mang giá trị lớn nhà văn gây được ấn tượng trong lòng độc giả sẽ giúp cho khoảng cách từ nhà văn đến bạn đọc thêm gần gũi hơn. Ý kiến của Lã Nguyên đã khẳng định và giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của văn chương và thiên chức của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

Nghệ thuật của hai tác phẩm cũng là một phần quan trọng góp phần vào sự thành công chung.  Hai đứa trẻ của Thạch Lam tâm tình, thủ thỉ, đậm chất thơ, truyện viết về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên hầu như không có cốt truyện. Còn Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo đã xây dựng cốt truyện độc đáo chú ý vào từng tiểu thiết ngôn ngữ tạo sự chân thực cả hai tác phẩm đều thành công trong việc miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật. Nhờ những thành công về nghệ thuật ấy các tác giả đã tạo chiều sâu cho tác phẩm của mình gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Kết luận

Văn chương là “thứ khí giới thanh cao” là những tác phẩm nghệ thuật hướng con người đến cái đẹp cái thiện cái chân thực và quy luật nhân bản. là những nhà văn chân chính Thạch Lam và Nam cao với hai tác phẩm của mình sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc dù thời gian trôi chảy và thị hiếu xã hội có thay đổi./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *